Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Quê gốc cụ rùa Hồ Gươm ở đâu
(00:31:46 AM 18/06/2011)
Tôi có điều kiện đọc nhiều bài viết của “giáo sư rùa” Hà Đình Đức. Ông đặt giả thiết rằng quê cụ ở Thanh Hóa, nghĩa là đồng hương với vua Lê. Vào thế kỷ 15, vua Lê mang cụ từ Thanh Hóa ra, thả xuống Hồ Gươm - bấy giờ là hồ Tả Vọng.
Giả thiết ấy đặt ra từ việc sử cũ ghi vùng Lam Kinh, Thanh Hóa xưa có rất nhiều rùa to, trong khi chẳng sách nào ghi rằng vào thời Lý có rùa ở hồ Lục Thủy (Hoàn Kiếm) cả. Rồi, so sánh giữa rùa đá ở Văn Miếu và rùa đá ở Lam Kinh, rõ ràng rùa đá Lam Kinh do các nghệ nhân xứ Thanh gia công khi xưa trông giống tiêu bản cụ rùa Hồ Gươm bây giờ hơn nhiều. Chưa kể, nếu quê cụ ở Hà Nội thì cụ cũng phải có bạn bè ở Hồ Tây và các hồ khác chứ, vì Hồ Tây và Hồ Gươm đều có nguồn gốc từ sông Cái Cổ.
Rõ ràng cộng thêm cùng truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm,” giả thiết của giáo sư Hà Đình Đức có tính thuyết phục khá cao với những người quan tâm.
Nhưng mới đây, tại Hội nghị khảo cổ học Việt Nam lần thứ 45, tôi lại được nghe bản tham luận Cụ rùa Hồ Gươm quê gốc Thăng Long của nhà nghiên cứu Bùi Thiết, trong đó đưa ra nhiều kiến giải khác.
Dẫn chứng từ nhiều sử liệu, nhà nghiên cứu Bùi Thiết khẳng định rằng từ thời Lý, rùa đã xuất hiện ở Thăng Long nhiều lần. Riêng trong cuốn Việt sử lược, các sử gia đã hơn 20 lần nhắc tới rùa, trong đó lần sớm nhất là việc người quận Gia Lâm dâng con rùa lớn 6 mắt 3 chân lên vua Lý. Rồi liên tục, cho tới tận năm 1179, các triều vua Lý đều được dâng rùa.
Sử ghi có đủ cả rùa trắng, rùa xanh, rùa vàng, rùa trên mai có hình hà đồ lạc thư, rùa trên ngực có chữ Thiên Đế. Thậm chí, năm 1124, công chúa Thụy Thánh dâng vua con rùa có hẳn 4 chữ Dĩ hành pháp công, còn năm 1166 thì có vị Đại Liên Nguyễn An còn dâng rùa có tới... 7 chữ Thiên tử vạn tuế vạn vạn tuế trên ngực.
Ông Thiết còn dẫn hẳn một chi tiết trong cổ sử để kiến giải rằng vào thời Lý, các cụ rùa bò lổm ngổm rất sẵn trên vùng Thăng Long lắm ao đầm. Năm 1080, sau khi sửa chùa Diên Hựu (Một Cột), vua Lý Thánh Tông cho đúc chuông Giác Thế nặng 7,3 tấn đồng. Chuông nặng không treo nổi, phải đặt tại vùng ruộng trũng sau chùa.
Vùng ruộng này có quá nhiều rùa sinh sống nên lâu dần, người dân đổi tên thành Quy Điền Chung (chuông ruộng rùa). Như vậy là rùa ở Thăng Long xưa vốn rất sẵn, và có thể khi vua Lê vào tiếp quản thành Đông Quan (Hà Nội) thì hồ Tả Vọng đã có cụ rùa sinh sống?
Như lời thừa nhận của nhà nghiên cứu Bùi Thiết, cách kiến giải này đặt ra cũng chỉ để... cho vui, bởi chẳng nhà sử học nào có thể ngược thời gian trở về Hà Nội trong thế kỷ 15 và kiểm chứng.
Ngẫm rộng ra, dù cụ có ở Thăng Long từ thời Trần, ai dám chắc tổ tiên của cụ không được “tiến” từ vùng khác về triều đình rồi lưu lạc tới chốn sông hồ nơi đây? Cũng như, nếu cụ từ Thanh Hóa về Hà Nội trong thế kỷ 15, chẳng ai không coi cụ là “Hà Nội” - giống như trong lịch sử Hà thành, tất cả những người dân Hà Nội cũng đều có gốc gác từ những địa phương khác tụ hội về đây dần theo dòng chảy thời gian...
Bởi thế, việc tìm quê gốc cụ rùa, ngẫm ra cũng chỉ để cho vui. Bảo vệ cụ trong nhịp sống hiện nay mới là điều cần quan tâm trước hết...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
(Tin Môi Trường) - Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận ‘Cây di sản’ cho 24 cây trong vườn, nâng tổng số cây được công nhận là di sản tại Côn Đảo lên con số 105.