Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Nên mời ngay chuyên gia ngoại
(00:29:08 AM 18/06/2011)
>> Thiết kế lưới mới bắt lại Rùa Hồ Gươm
>> Rùa Hồ Gươm phá rách hai tầng lưới thoát ra ngoài
>> Cuối tuần, đưa Rùa Hoàn Kiếm lên bờ
>>Chưa thể đưa rùa lên chữa trị
>> Diễn tập trước khi đưa cụ Rùa lên bờ
>> Rùa Hồ Gươm lại nổi hàng giờ
>> Rùa Hồ Gươm nổi liên tiếp bốn ngày
>> Rùa lại nổi với vết lở loét ở bàn chân, cổ và mai
>> Rùa lại nổi với vết đốm trắng trên đầu
Ba khuyến cáo gửi Hà Nội
Douglas Hendrie, chuyên gia Mỹ về rùa và sống ở Việt Nam 14 năm nay, nhận định sức khỏe Rùa Hoàn Kiếm bị đe doạ nghiêm trọng bởi sự kết hợp của cả ba yếu tố là vết thương, tuổi tác, và ô nhiễm nước hồ.
“Khộng còn thời gian để phạm lỗi và rút kinh nghiệm nữa. Bắt, lai dắt, và chữa trị cho rùa cần được thực hiện với sự tư vấn của chuyên gia quốc tế”, Tiến sỹ Ulrike Streicher, chuyên gia thú y về thú hoang (Ảnh Đình Cường)
Nhà khoa học đang làm cố vấn tại Tổ chức Giáo dục Thiên nhiên (ENV) chia sẻ những gì mà các ban ngành Hà Nội đang làm để cửu rùa. Tuy nhiên ông lưu ý nên mời các chuyên gia hàng đầu của quốc tế về chữa trị cho rùa.
Timothy McCormack, điều phối viên Chương trình Rùa Châu Á, có cuộc khảo sát quanh Hồ Gươm cuối tuần trước và bày tỏ ấn tượng về khối lượng công việc đồ sộ được làm.
“Tôi thấy rõ có nhiều hoạt động đang được tiến hành. Hồ sạch hơn, sâu hon. Nếu có cách tạo dòng chảy thì chất lượng nước hồ còn được cải thiện nhiều hơn. Tôi cũng quan tâm đến việc thông số pH của nước hồ được cải thiên đến đâu. Trước đây, pH đạt đến 9 đơn vị, cho thấy nước hồ quá kiềm. Tình trạng vi khuẩn trong hồ cũng nên được xem xét kỹ. Tuy nhiên, với thực tế rùa đang yếu đi, đưa rùa lên hồ chữa trị là việc làm đúng đắn”.
Đáng chú ý, từ Singpore, các chuyên gia quốc tế hàng đầu về rùa đã khẩn cấp soạn thảo bộ khuyến cáo với ba nhóm nội dung gồm bắt giữ, lai dắt, và điều trị liên quan đến Rùa Hoàn Kiếm. Bộ khuyến cáo được gửi ngay sau đó, ngày 24-2, cho Việt Nam.
Tim xác nhận bộ khuyến cáo đã đến tay người nhận, đã được xem xét, nhưng chuyên gia nước ngoài lại chưa nhận được kế hoạch cụ thể mà chuyên gia Việt Nam xây dựng sau bộ khuyến cáo đó. Chuyên gia nước ngoài chỉ còn biết cách đoán các khuyến nghị của họ có thể được áp dụng trên cơ sở điều chỉnh nào đó.
Lo ngại thiếu kinh nghiệm
Tất cả các nhà khoa học nước ngoài khi được hỏi đều bày tỏ lo lắng về khâu bắt giữ, lai dắt, và điều trị. Nimal Fernando, tiến sỹ thú y hàng đầu thế giới, từng chữa trị trực tiếp cho hai cá thể Rùa Hoàn Kiếm ở Trung Quốc.
Trao đổi qua email với PV, nhà khoa học đang làm việc tại Hồng Kông (Trung Quốc) này cho hay, các thao tác cơ bản can thiệp vào cá thể Rùa Hoàn Kiếm đã được ông trình bày hết tại hội thảo quốc tế do Sở Khoa học&Công nghệ Hà Nội tổ chức ngày 15-2-2011 ở Hà Nội.
Song ông cảnh báo “Chớ nên đơn giản hóa công việc” và cam kết “sẵn sàng sang Việt Nam tham gia chữa trị nếu được mời mặc dù tôi có nhiều việc để làm ở Hồng Kông. Ngay sau hội thảo quốc tế, Tim (tức Timothy McCormack – QD) nói tôi có được lãnh đạo Sở KH&CN HN mời. Nhưng tôi chưa thấy có lời mời chính thức nào”.
Nhà động vật học Vũ Ngọc Thành, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, lưu ý, đơn giản hóa các thao tác thú y dễ dẫn đến hậu quả khôn lường, nhất là đối với Rùa Hoàn Kiếm, một cá thể không cho phép có bất cứ sai sót nào.
“Lúc này, chúng ta phải dẹp sang một bên việc khẳng định bản lĩnh, uy tín, năng lực nhà khoa học trong nước. Bản lĩnh ấy, năng lực ấy có thể được thể hiện ở rấ tnhiều nơi, nhiều lúc khác. Còn nay, vì tính mạng của cá thể rùa cực kỳ quý hiếm, hoàn toàn không nên khi chưa mời chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm tham gia ngay từ đầu”.
Nhà khoa học Việt Nam có 30 năm nghiên cứu về động vật và lưỡng cư bò sát khẳng định, Trung Quốc có không ít chuyên gia thú y cao cấp song họ vẫn phải mời TS Nimal Fernando đến chữa trị cho hai cá thể Rùa Hoàn Kiếm của họ.
“Rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Gươm không chỉ có giá trị văn hóa và lịch sử đối với người Việt Nam mà còn là tài sản chung của nhân loại. Tôi tự thấy không có bất cứ sự xấu hổ nào nếu mời ngay chuyên gia giàu kinh nghiệm của quốc tế vào hỗ trợ, vì mục tiêu tối thượng là tăng thêm cơ hội thành công”.
Đến thời điểm này, Tim xác nhận, “Chưa có chuyên gia quốc tế nào được mời tham gia trực tiếp (các hoạt động cứu hộ Rùa Hoàn Kiếm-QD). Tùy thuộc vào việc chuẩn đoán sau khi bắt, tình hình có thể thay đổi chăng? Dù thế, chúng tôi vẫn sẽ chờ đợi”.
“Cần lưu ý, cá thể rùa này đã rất già và yếu lắm rồi, và có thể qua đời cho dù có can thiệp thú y tốt nhất”, Tim nói. “Tôi mong muốn thấy một kết cục tích cực và coi đây là cơ hội để nghĩ về cách làm thế nào để bảo tồn được giồng nòi của Rùa Hoàn Kiếm như một báu vật quốc gia”.
Ngay tại Việt Nam, cũng có hai chuyên gia thú y quốc tế kỳ cựu sẵn sàng tham dự nếu được yêu cầu. Đó là Daniela Schrudde D.V.M. (Giám đốc Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà, đang làm việc tại Vườn Quốc gia Cát Bà, TP Hải Phòng) và Tiến sỹ Ulrike Streicher (chuyên gia thú y về thú hoang, đang công tác tại một khu bảo tồn ở Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) |
Bắn thuốc gây mê, quá mạo hiểm
Kế hoạch dùng nỏ để bắn thuốc gây mê, khi cần, trong quá trình lai dắt rùa Hoàn Kiếm nhận được sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học. Nhà động vật học Vũ Ngọc Thành, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nói: “Người dùng thuốc gây mê phải được đào tạo và có chứng chỉ và phải có dụng cụ chuyên dụng. Tôi chưa thấy ai dùng nỏ để bắn thuốc gây mê cho động vật bao giờ. Chỉ cần quá liều một chút là có thể gây tử vong. Rùa Hoàn Kiếm đang trong tình trạng sức khỏe rất yếu nhưng chnugs ta lại không có bất cứ thông số sinh học cụ thể nào về cả thế. Việc dùng thuốc mê lên đối tượng như thế càng rủi ro cao. Ngay cả trong phẫu thuật cho người, khi gây mêm phải có một kíp gây mê riêng. Thế mà vẫn xảy ra sự cố.
|
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.