Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Chơi xuân, phòng ngộ độc cây cảnh
(00:31:15 AM 18/06/2011)
Ngoài các cây như trúc đào (tên khoa học là Nerium oleander), thơm ổi (Lantana spp), ngoắt nghẻo (Gloriosa superba), cà độc dược (Datura metel), v.v…, dường như biết khá rõ độc tính, còn có thể một số hoa và cây sau đây rất dễ được mang vào nhà làm cảnh.
Đỗ quyên (Rhododendron occidentale). Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc, gây buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.
Thiên điểu (Strelitzia reginae), hoa và hạt có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
Môn kiểng (Caladium hortulanum), tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc. Ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.
Hoa loa kèn Arum/ Ý lan (Zantedeschia aethiopica), lá và củ cây đều có chất độc đường ruột. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.
Xương rồng bát tiên (Euphorbia milii splendens), nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.
Anh Thảo (Cyclamen persicum), củ có chất độc gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.
Chuỗi ngọc (Sedum morganianum), tất cả bộ phận có chất gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.
Môn lá lớn (Colocasia spp), tất cả các bộ phận trên cây đều chứa chất gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.
Hồng môn/môn lá đỏ (Anthurium spp), tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.
Dạ lan (Hyacinth orientalis), củ có độc tố gây đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.
Cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylla), lá và củ có chất gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.
Xương rồng kiểng (Euphorbia trigona), nhựa cây có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu ăn phải.
Thủy tiên (Narcissus spp), củ có chất gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.
Một số loại trầu (trầu bà, trầu ông, tên khoa học là Philodendron spp), lá và thân có chất độc gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.
Tulip (Tulipa spp), củ có chất gây chóng mặt, buồn nôn, nếu ăn phải.
Lục bình/bèo tây (Eichhornia crassipes), tất cả các bộ phận đều có độc gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.
Huệ Lili (Hippeastrum puniceum), củ, nhựa cây có chất độc gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải, gây bỏng rát, ngứa nếu tiếp xúc với da.
Ngô đồng (Jatropha podagrica), toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.
Vạn niên thanh/cây trường sinh (Dieffenbachia cultivar), tất cả các bộ phận đều có độc. Nhựa mủ của lá và thânn cây gây ngứa nếu tiếp xúc với lượng nhiều. Vạn Niên Thanh là loại cây cảnh dễ trồng, có hình dáng đẹp nên được trồng phổ biến nhiều nơi trong nước ta.
Đối với những hoa, cây cảnh lạ hoặc có độc tố, không nên dùng tay để ngắt lá, bẻ cành hoặc ngắt hoa để tránh nhiễm độc, dị ứng, mẩn ngứa do nhựa cây dính vào da. Tuyệt đối không nhai, ăn hoa, lá, quả nếu như chưa biết cây đó có độc hay không. Ở công viên cây xanh cũng trồng rất nhiều cây cảnh đẹp. Cần lưu ý những cây có hoa màu sặc sỡ, mùi thơm nồng nặc, đẹp mắt thường là những cây có độc tố. |
Ở Mỹ trong số 30.000 loài thực vật người ta phát hiện tới 700 các loài cây, hoa có độc chất. Ở Việt Nam, theo tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh, có trên 20 loài hoa, cây cảnh chứa các độc chất. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.