Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ tư, 30/10/2024, 04:22:42 AM (GMT+7)
10 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng trong năm 2012
(18:47:23 PM 08/01/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã Quốc tế (FFW) vừa công bố một danh sách gồm 10 loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng trong năm 2012.
>> USAID hỗ trợ Tọa đàm cấp cao với đại biểu Quốc hội Việt Nam nhằm thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã >> Ngành thực phẩm Việt Nam thảo luận cải thiện phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng >> Y học cổ truyền Việt Nam cam kết không kê đơn động vật hoang dã trái phép >> Ủng hộ đóng cửa các chợ bán động vật hoang dã và cấm phá rừng để ngăn ngừa các đại dịch trong tương lai >> Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh: Nguy cơ "chết yểu"
1. Rùa luýt
Rùa luýt là loài rùa lớn nhất thế giới và đã xuất hiện trên Trái đất hơn 100 triệu năm. Từng là một trong những loài có phạm vi sinh sống rộng nhất thế giới, nhưng giờ đây rùa luýt đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Theo các nhà nghiên cứu, số lượng rùa luýt giảm chóng mặt, chủ yếu do hoạt động đánh bắt và bị con người lấy trứng.
2. Đười ươi Sumatra
Đười ươi Sumatra là một trong hai loài đười ươi có nguy cơ tuyệt chủng. Chúng chỉ sống ở phía Bắc và phía Tây đảo Sumatra của Indonesia. Số lượng loài động vật này suy giảm nhanh chóng do môi trường sống bị thu hẹp.
3. Khỉ đột núi
Khỉ đột núi được giới khoa học biết tới vào ngày 17-10-1902. Hiện FFW đã xếp khỉ đột núi vào nhóm có nguy cơ biến mất trong năm 2012.
4. Cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương
Cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương là nạn nhân của việc khai thác tràn lan. Quần thể cá ngừ vây xanh đã giảm tới mức báo động trong vài thập kỷ vừa qua.
5. Cá heo Vaquita
Đây là loài cá heo nhỏ, chỉ sống trong vịnh California của Mexico. Loài cá heo này được WWF xếp vào nhóm đặc biệt nguy cấp trong năm 2012.
6. Cá heo Irrawaddy
Cá heo Irrawaddy sống chủ yếu trên sông Mekong và vùng Malampaya Sound của Philippines. Số lượng loài cá này hiện còn rất ít, chúng gần như tuyệt chủng bởi nạn săn bắt và mất môi trường sống.
7. Hổ
Theo ước tính của các chuyên gia, hiện sống trong hoang dã chỉ còn khoảng 3.200 con hổ, giảm 97% trong vòng 1 thế kỷ qua.
8. Báo tuyết
Chỉ còn khoảng 6.000 cá thể báo tuyết sống hoang dã ở khoảng 12 quốc gia, nhưng “dân số” của nó ngày càng giảm mạnh do nạn săn bắn và mất môi trường sống.
9. Tê giác Java
Là loài động vật có vú to lớn và quý giá bậc nhất hành tinh, hiện số lượng tê giác Java chỉ còn vỏn vẹn khoảng 50 con. Chúng không sống trong điều kiện nuôi nhốt.
10. Voi châu Á
Trước đây voi châu Á được gọi là voi Ấn Độ. Tuy voi được tôn thờ trong nhiều thế kỷ và vẫn được sử dụng cho mục đích tôn giáo, nhưng số lượng của chúng trong tự nhiên đã giảm mạnh và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Đăng Minh/NLĐ (Theo AFP)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...