»

Thứ sáu, 22/11/2024, 15:03:16 PM (GMT+7)

Trao giải thưởng vẽ tranh cổ động tuyên truyền về phúc lợi động vật trong các lễ hội truyền thống

(13:49:17 PM 28/10/2019)
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 28/10/2019, Tổ chức Động vật Châu Á đã trao giải thưởng vẽ tranh cổ động tuyên truyền về phúc lợi động vật trong các lễ hội truyền thống cho các thí sinh đạt giải trên toàn quốc. Lễ trao giải được diễn ra tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc – nơi được coi là trung tâm cứu hộ gấu lớn nhất cả nước và cũng là mô hình cứu hộ - chăm sóc đảm bảo phúc lợi động vật tốt nhất hiện nay.

Mười một giải thưởng, với 1 giải nhất và hai giải nhì cùng nhiều giải thưởng khuyến khích và bình chọn đã được trao cho các tác giả. Đồng thời, các tác giả đạt giải cũng có một ngày được trải nghiệm tham quan Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam nơi 184 cá thể gấu được cứu hộ trên khắp cả nước được đưa về sống tự do và an toàn trong môi trường bán tự nhiên.

 

Trao[-]giải[-]thưởng[-]vẽ[-]tranh[-]cổ[-]động[-]tuyên[-]truyền[-]về[-]phúc[-]lợi[-]động[-]vật[-]trong[-]các[-]lễ[-]hội[-]truyền[-]thống

 Tác phẩm “Số đỏ” của Nguyễn Cẩm Anh đến từ Hà Nội đoạt giải nhất

 

Cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề phúc lợi động vật trong lễ hội diễn ra trong ba tháng, kết thúc vào 30/9/2019. Ban Tổ chức đã nhận được gần 100 bài dự thi của các bạn hoạ sỹ, học sinh, sinh viên và cả người nước ngoài trên nhiều tỉnh thành khắp cả nước gửi về. Chất lượng bài dự thi cũng rất cao, thể hiện rõ quan điểm và nhận thức của các tác giả về việc sử dụng các động vật trong các lễ hội. Ban Tổ chức đã mời Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, và Lá Studio – một đơn vị chuyên về tranh minh hoạ cùng với các nhà bảo tồn động vật cùng chấm giải.
 
Là một phần của chiến dịch tuyên truyền về phúc lợi của động vật sử dụng trong các lễ hội, quá trình tổ chức và kết quả của cuộc thi góp phần cung cấp một góc nhìn khác đối với động vật, khuyến khích cộng đồng nhìn nhận động vật dựa trên sự tôn trọng và lòng nhân ái, đặc biệt là những loài động vật mà đã góp phần giúp con người sinh tồn và phát triển qua hàng ngàn năm để được như ngày hôm nay; đồng thời vận động các lễ hội có sử dụng động vật chuyển đổi cách thức tổ chức sao cho động vật không phải chịu đựng sự căng thẳng, đau đớn, khổ sở, hướng tới những lễ hội nhân văn, nhân đạo hơn, và đồng thời, cũng đạt được sự đồng thuận từ phía người tham gia lễ hội nói riêng và người dân cả nước nói chung.
 
Nguyễn Cẩm Anh – tác giả đạt giải nhất, đến từ Hà Nội với tác phẩm “Số đỏ” – vẽ về “ông ỉn” trong lễ hội có nghi thức chém lợn ở Ném Thượng- Bắc Ninh đã miêu tả bức tranh của mình và nỗi ám ảnh khi xem những thông tin về lễ hội này với màu đỏ của hoa hồng, của tiền lẻ, của “ông ỉn” được bôi phẩm đỏ, và của những vệt máu: “Màu đỏ là may mắn cho kẻ này và là máu của kẻ khác… Phúc lợi động vật là cái chưa bao giờ mình được dạy dù ở nhà hay ở trường.” Tại lễ trao giải, cô cũng chia sẻ thêm: “Tôi hy vọng mỗi hoạ sĩ tham gia sẽ có thêm một nhóm bạn bè và người thân của hoạ sĩ biết thêm thông tin về phúc lợi động vật. Khi mọi người có đủ thông tin và thay đổi nhận thức của mình thì từ đó cuộc đời của động vật sẽ tốt đẹp hơn.”
 
  Trao[-]giải[-]thưởng[-]vẽ[-]tranh[-]cổ[-]động[-]tuyên[-]truyền[-]về[-]phúc[-]lợi[-]động[-]vật[-]trong[-]các[-]lễ[-]hội[-]truyền[-]thống
Tác giả nhí Bui  Xuân Khánh Hà và tác phẩm
 
Với truyền thống là một quốc gia nông nghiệp, hình ảnh những loài động vật nuôi được thuần hóa như trâu, bò, lợn, gà, dê, v.v. trở nên rất thân thuộc và gần gũi trong văn hóa Việt Nam. Những hình ảnh con trâu bên lũy tre làng, hay đàn lợn, đàn gà con kiếm ăn trong vườn đã trở thành một biểu tượng, một nét văn hoá đồng quê rất đỗi bình dị. Những loài động vật này không chỉ  xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa, mà còn được khắc họa trong những tác phẩm điêu khắc, chạm khắc dân gian, trong hội họa tranh Đông Hồ nổi tiếng, cũng như trong các bài hát và những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao được lưu truyền  qua hàng trăm, hàng ngàn năm. 
 
Tuy vậy, trong những năm gần đây, một số loài động vật này còn xuất hiện trong nhiều lễ hội truyền thống theo những cách không chỉ gây phản cảm cho cộng đồng, mà con gây đau đớn cho động vật, như tại các lễ hội chọi trâu, chọi gà, chém lợn, v.v. Dẫu biết bản chất những lễ hội truyền thống đều bắt nguồn từ những mong ước tốt đẹp của người dân, để tạ ơn thần linh và cầu cho mưa thuận gió hoà, nhưng những lễ hội này đang ngày càng trở nên thương mại hoá và biến tướng, xa rời và không còn phát huy được truyền thống nhân đạo tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, và ngày càng không còn phù hợp. Tổ chức Động vật Châu Á tổ chức cuộc thi kêu gọi cộng đồng không giới hạn tuổi tác, sự sáng tạo Với mong muốn tập hợp những suy nghĩ, quan điểm của cộng đồng, cũng như những ý tưởng về việc thay đổi tích cực, nhằm giảm thiểu, hướng tới chấm dứt sự chịu đựng, đau khổ cho những động vật trong các lễ hội. 
 
Hai mươi bài dự thi chất lượng nhất sẽ Tổ chức Động vật Châu Á sử dụng trưng bày tại các địa điểm công cộng để nâng cao nhận thức cộng đồng quan tâm nhiều hơn đến phúc lợi cho động vật bị sử dụng trong các lễ hội.
ThS. Phan Thị Thùy Trinh -Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trao giải thưởng vẽ tranh cổ động tuyên truyền về phúc lợi động vật trong các lễ hội truyền thống

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI