TPHCM: Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn bị bôi bẩn
(10:43:49 AM 13/02/2015)Không có tường rào bao quanh như những công trình kiến trúc khác tại TP HCM, nhà thờ Đức Bà trở thành một "vòng xoay" bất đắc dĩ và rất dễ bị xâm phạm bởi giao thông và các sinh hoạt của người dân. Nhìn xa, vẻ ngoài của nhà thờ 138 tuổi vẫn uy nghi lộng lẫy, song trên các viên gạch xuất hiện hàng nghìn nét chữ nguệch ngoạc được viết bằng bút xóa của học sinh.
Những nét chữ viết bằng bút xóa học sinh chi chết trên bức tường nhà thờ Đức Bà. Ảnh: Hữu Công.
Những chữ viết với nội dung "I love you more than I can say", "Con yêu Dady", "Q. Như đã ở đây", "Thảo yêu Đăng", "Để tao chống mắt lên coi bay yêu nhau được bao lâu", "cầu xin Chúa hay mang xe về cho con"... chi chít trên các bức tường xung quanh nhà thờ. Thậm chí nhiều chỗ còn bị sơn xịt lên. Tại một số góc khuất ở chân tường của nhà thờ cũng là nơi để quăng rác, hoặc tiểu tiện.
Trao đổi với phóng viên, linh mục Vương Sĩ Tuấn - phụ tá tại nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn - cho biết, tình trạng các bạn trẻ viết, vẽ bậy lên tường xuất hiện đã hơn một năm nay. Họ tới công viên gần nhà thờ để uống cà phê, vui chơi rồi chụp ảnh vì nhà thờ là một công trình kiến trúc đẹp. Tuy nhiên, rất nhiều người trong số họ nổi hứng viết lung tung lên tường.
"Các bạn trẻ không ý thức được điều họ làm là không đúng đối với một công trình kiến trúc nổi tiếng. Họ không có trách nhiệm với đời sống chung", vị linh mục nói.
Hàng rào sắt chặn những góc khuất của nhà thờ để ngăn các trường hợp đi vệ sinh "không đúng chỗ". Ảnh: Hữu Công.
Theo ông Tuấn, từ khi tường bị viết, vẽ bậy, nhà thờ Đức Bà đã lên tiếng, chính quyền địa phương cũng cho biết sẽ ghi nhận và báo lên cấp trên. Tuy nhiên, hiện tình hình vẫn không thay đổi mà còn có nguy cơ ngày càng bẩn hơn, mật độ các chữ viết, nét vẽ bậy bạ ngày càng nhiều hơn.
Nhà thờ đã cho treo những tấm bảng "Nơi trang nghiêm xin giữ vệ sinh chung" còn các góc khuất thì phải dùng rào chắn lại để ngăn tình trạng phóng uế bừa bãi nhưng không hiệu quả. Các nét chữ vẫn xuất hiện ngày càng nhiều.
"Nhà thờ không thể cử người để canh 24/24h được. Không chỉ riêng nhà thờ Đức Bà mà những công trình kiến trúc cũ cần phải được bảo vệ vì đó là cái hồn của Sài Gòn, là một loại ngôn ngữ vô hình", linh mục Tuấn nêu.
Nhà thờ Đức Bà được xây năm 1877, hoàn thành sau 3 năm và được Tòa thánh Vatican phong lên hàng tiểu Vương cung Thánh đường từ năm 1959 (tên gọi chính thức là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội). Công trình có chiều dài 93 m, rộng 35 m và cao 75 m nằm ngay trung tâm quận 1, TP HCM.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhìn từ trên cao. Ảnh: Huỳnh Thu.
Đây là một công trình kiến trúc đặc sắc từ thời Pháp thuộc do kiến trúc sư J.Bourard thiết kế. Toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít được cho là mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu, đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi. Không như những nhà thờ khác tại TP HCM, nhà thờ Đức Bà không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh.
Do nằm ở trung tâm quận 1, lại là nhà thờ Chánh tòa của giáo phận TP HCM nên đây là địa điểm người dân thường tập trung về vào các dịp lễ, Tết, nhất là dịp lễ Noel. Ngày thường, khu vực quanh nhà thờ Đức Bà cũng là địa điểm quen thuộc của nhiều bạn trẻ và cũng là nơi nhiều cô dâu, chú rể đến chụp ảnh cưới.
Không chỉ người dân thành phố, nhà thờ Đức Bà còn là điểm tham quan của rất nhiều khách du lịch quốc tế. Mỗi ngày có hàng trăm đoàn khách nước ngoài đến tham quan, dự lễ tại thánh đường này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)