»

Thứ sáu, 10/01/2025, 11:55:07 AM (GMT+7)

Tiếng kêu "thảm thiết" đằng sau chiếc áo lông thú kiêu sa

(11:23:36 AM 11/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Khoác lên mình bộ trang phục lông thú ấm áp và êm mượt liệu có mấy ai từng biết đằng sau nó là tiếng kêu cứu thảm thiết từ thế giới động vật.

 



Ngay từ khi sinh ra, nơi ở của những con thú không phải là rừng xanh bao la, mà chỉ quẩn quanh trong một chiếc cũi chật chội bẩn thỉu, hôi thối và phải dẫm đạp lên nhau để sinh tồn.



Tại đây, chúng bị con người ngược đãi bằng cách đánh, đạp, xốc điện, bị ép thụ thai, thiến, cưa sừng, cắt đuôi hay bẻ răng… Đó là những cuộc hành xác đau đớn mà không hề có thuốc giảm đau.

Thậm chí chúng bị cắt lưỡi để ngăn chặn tiếng kêu la, hay bị chọc mù mắt để không thể nhìn thấy đồng loại bị giết mà có thể gây lên bạo loạn.



Không chỉ chịu đựng nỗi đau về thể xác, các con vật cũng phải chịu cả những nỗi đau về tinh thần. Chúng bị sống cách ly khỏi mẹ ngay từ khi sinh ra và bị rối loạn thần kinh do những cuộc tra tấn dã man của con người.




Và đến một thời điểm thích hợp, chúng sẽ được đem ra thực hiện nghĩa vụ tế thân theo những cách thức tàn bạo nhất, sống không bằng chết.

Phần lớn các con vật sẽ được vày vò trước khi bị giết như bị nắm đầu quất mạnh xuống đất cho bất tỉnh, nếu còn chống cự chúng sẽ bị dùi cui quất mạnh vào người, bẻ chân, hoặc lấy dây kẽm thắt cổ cho đến khi không còn phản ứng.


Thỉnh thoảng cũng có trường hợp nhân đạo hơn, các con thú bị chích điện gây tê hoặc đổ nước làm ngạt trước khi được đưa đến công đoạn lột da. Tuy nhiên, phần lớn các con thú buộc phải lột sống để đảm bảo sự hoàn hảo cho bộ lông.

Những người công nhân treo những con vật lên và chúng lờ mờ hiểu ra rằng chúng sẽ chết. Chúng bắt đầu gào thét thảm thiết.



Trong một đoạn Video clip từ Tổ chức bảo vệ động PETA đã ghi lại cảnh lột da một con chồn khi nó vẫn còn đang sống tại Trung Quốc. Tất cả tạo lên một bộ phim giết chóc đầy bạo lực. Những ai xem được đoạn video clip đó cũng phải bàng hoàng vì tận mắt thấy được công nghệ lấy da ghê sợ như thế nào.

Khi nhát dao cứa vào cẳng chân, những cẳng chân lành lặn còn lại của chúng quằn quại và giẫy giụa đau đớn. Cảnh tượng con chồn với đôi mắt mở tròn xoe ngấn nước như van lơn, cầu khẩn, thể hiện sự tuyệt vọng tới khôn cùng. Nhưng sự van lơn đó cũng chẳng làm những tay “đao phủ” động lòng, thậm chí tặng thêm cho chúng những hình phạt nặng hơn nữa như giậm mạnh vào đầu, vào cổ để chết không toàn thây.



Khi những bộ da lông được tróc ra, thân hình trơ trọi và đẫm máu sẽ được vứt vào một đống cùng những đồng loại đã “hy sinh” vì nhiệm vụ cao cả như chính nó.

Nhiều con vẫn còn sống tới 5-10 phút sau, nằm đó thở hấp hối và lờ đờ chớp mắt. Thậm chí, một nhân viên của PETA còn quay được cảnh một con chồn sau khi bị lột da gắng sức ngóc đầu dậy và nhìn thẳng vào máy quay.



Cái chết tàn khốc của nó chỉ để đánh đổi cho những bộ trang phục lộng lẫy, kiêu sa thể hiện đẳng cấp mà rất nhiều người thèm thuồng có được. Xin hãy vì tiếng kêu thảm thiết của các loài động vật hãy cho chúng được quyền sống như con người.
(Theo Một thế giới)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiếng kêu "thảm thiết" đằng sau chiếc áo lông thú kiêu sa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI