»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:53:49 AM (GMT+7)

Báo cáo “Đằng sau lệnh cấm ngà voi – Nghiên cứu về khách Trung Quốc du lịch nước ngoài”

(21:12:24 PM 18/03/2021)
(Tin Môi Trường) - Một khảo sát được thực hiện với gần 600 du khách Trung Quốc đã từng du lịch đến Việt Nam cho thấy có đến 17% trong số họ đã lui tới các cửa hàng bán các sản phẩm ngà voi và khoảng 2% du khách đã mua với khoản tiền tiêu trung bình là 12 triệu VNĐ. Một kết quả quan trọng nhưng không quá ngạc nhiên đó là 59% số người gợi ý khách Trung Quốc tới các cửa hàng bán ngà voi ở Việt Nam là hướng dẫn viên ở địa phương.

Báo[-]cáo[-]“Đằng[-]sau[-]lệnh[-]cấm[-]ngà[-]voi[-]–[-]Nghiên[-]cứu[-]về[-]khách[-]Trung[-]Quốc[-]du[-]lịch[-]nước[-]ngoài”

 
Báo cáo “Đằng sau lệnh cấm ngà voi – Nghiên cứu về khách Trung Quốc du lịch nước ngoài” được thực hiện bởi WWF và công ty nghiên cứu GlobeScan nhằm tìm hiểu hành vi mua bán ngà voi của khách Trung Quốc khi tới các quốc gia châu Á lân cận trong hai năm từ 2017 – 2019. Hơn 3.000 khách Trung Quốc, những người từng đến Campuchia, Hong Kong, Nhật Bản, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã được phỏng vấn. Khoảng một phần mười trong số họ lên kế hoạch mua các sản phẩm làm từ ngà voi trước khi đi. Điều gây sốc nhất đó là một tỷ lệ phần trăm đáng kể khách du lịch được một ai đó gợi ý đi tới các cửa hàng bán sản phẩm ngà voi và gần một phần tư khách đã từng đến ít nhất một cửa hàng bán sản phẩm ngà voi.
 
Bà Nguyễn Đào Ngọc Vân, Quản lý Chương trình Chống Buôn bán các Loài Hoang dã của WWF-Việt Nam cho biết: “Thật đáng lo ngại khi việc mua bán các sản phẩm từ ngà voi lại được chính những người làm trong ngành du lịch của các quốc gia điểm đến điều phối. Nhưng phát hiện này cũng mở ra một con đường cho việc can thiệp vào chuỗi buôn bán này. Nếu chúng ta có thể thay đổi hành vi của các cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch, chúng ta có thể giảm đáng kể khả năng du khách sẽ mua ngà voi khi đi du lịch nước ngoài.” 
 
Báo cáo cũng chỉ ra Tết Nguyên đán hoặc tuần lễ Vàng (tuần kỷ niệm ngày Quốc khánh Trung Quốc) là khoảng thời gian cao điểm du lịch đối với khách Trung Quốc. Việt Nam được các du khách xếp hạng là một trong những điểm đến hấp dẫn để mua sản phẩm từ ngà voi do sản phẩm sẵn có, được chạm khắc tinh xảo, khả năng hàng thật cao và giá thành rẻ hơn so với các quốc gia khác. Các sản phẩm này được mua chủ yếu để làm quà cho người thân hoặc để biếu trong công việc. 
 
Hầu hết du khách nhận thức được mua bán và vận chuyển các sản phẩm từ ngà voi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, dưới sự hướng dẫn của người bán hàng, họ muốn thử vận may của mình bằng những sản phẩm nhỏ để dễ dàng vận chuyển về Trung Quốc, khó bị phát hiện cũng như không bị thiệt hại quá nhiều nếu sản phẩm bị tịch thu. 
 
Khi đánh giá tính xác thực của ngà voi, gần một nửa khách du lịch được hỏi nói họ dựa vào các giấy xác thực do người bán cung cấp để xác định sản phẩm này có phải đồ thật hay không. Hơn 30% các sản phẩm sau khi mua sẽ được người bán gửi về địa chỉ của người mua tại Trung Quốc theo đường bưu điện, 22% theo đường bộ hoặc máy bay và 11% bằng đường thuỷ.
 
Theo bà Vân, những phát hiện này cho thấy những nỗ lực giảm cầu của khách du lịch cần được tăng cường, sáng tạo hơn nữa, và can thiệp vào khu vực tư nhân là rất quan trọng nếu chúng ta không muốn khách du lịch tiếp tục mua các sản phẩm ngà voi. “Nếu chúng ta có thể làm mất tác dụng của giấy xác thực ngà voi “thật” hoặc làm cho các công ty vận chuyển tham gia vào những nỗ lực chống buôn bán ngà voi, thì chúng ta có thể chặn đứng được luồng ngà voi về Trung Quốc”, bà Vân cho biết. 
 
Kết quả từ báo cáo là cơ sở quan trọng để Việt Nam có các chiến lược giảm cầu ngà voi và các loài hoang dã trong ngành du lịch nói chung và du lịch định hướng khách Trung Quốc nói riêng. Báo cáo cũng đề xuất các hoạt động nhằm giảm cầu ngà voi và sừng tê giác như tập trung giải quyết việc vận chuyển bất hợp pháp ngà voi qua biên giới; phát hiện, xử lý các kênh quảng cáo gián tiếp như các nền tảng du lịch trực tuyến; tiếp tục tập trung các hoạt động vào các dịp Tết âm lịch và tuần lễ Vàng của Trung Quốc. 
 
Đã đến lúc ngành du lịch phải đẩy mạnh hơn nữa và nhìn nhận nghiêm túc trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của mình trong bảo vệ các loài hoang dã khỏi bị tuyệt chủng do buôn bán bất hợp pháp có liên quan đến ngành mình. WWF sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật và đồng hành để chuyển đổi ngành du lịch theo hướng ngày càng thân thiện với động vật hoang dã vốn là tài nguyên quý báu để phát triển các sản phẩm du lịch lâu dài.
LÊ PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Báo cáo “Đằng sau lệnh cấm ngà voi – Nghiên cứu về khách Trung Quốc du lịch nước ngoài”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI