»

Thứ bảy, 18/01/2025, 12:26:02 PM (GMT+7)

"Sốc" với hành vi mổ thịt rùa biển quý hiếm bán... ở chợ

(09:00:18 AM 09/02/2020)
(Tin Môi Trường) - Hình ảnh một phụ nữ được cho ở Kiên Giang ngang nhiên xẻ thịt rùa biển xanh (thuộc danh mục động vật quý hiếm) khiến nhiều bạn đọc 'sốc'. Nhưng cũng nảy ra cuộc tranh luận về ý thức bảo vệ động vật quý hiếm. Vì sao?

"Sốc"[-]với[-]hành[-]vi[-]mổ[-]thịt[-]rùa[-]biển[-]quý[-]hiếm[-]bán...[-]ở[-]chợ

Đầu rùa và nội tạng của rùa bị người phụ nữ công khai bày bán- Ảnh chụp màn hình

 
Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một phụ nữ bán cá được cho là tại chợ P.Pháo Đài, TP.Hà Tiên, Kiên Giang xẻ thịt một con rùa biển xanh để bán một cách công khai. Hình ảnh lan truyền và được chia sẻ, đặc biệt trong các diễn đàn bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm. Nhưng có ý kiến rằng, “người dân không biết nên vậy, chỉ mưu sinh thôi mà”. Ý kiến này làm dấy lên cuộc tranh luận về ý thức của người dân trong việc bảo vệ động vật hoang dã.

“Nghèo cho sạch”
 
Bạn đọc (BĐ) N.Đ.N (TP.HCM) đặt vấn đề: “Tuyên truyền ở đâu, đến người dân lao động không? “Chân lấm tay bùn”, đổ “mồ hôi mẹ”, chảy “mồ hôi con” để kiếm từng đồng sống qua ngày. Chữ nhiều người có khi còn không biết đọc nói gì hiểu biết luật lệ. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu? Người dân không lén lút làm thịt ở nhà, họ xẻ thịt giữa chợ Kiên Giang thì họ chắc chắn chẳng biết chút gì về quy định bảo vệ động vật quý hiếm. Những người chịu trách nhiệm trong vụ này chỉ là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương mà thôi”.
 
Tuy nhiên, quan điểm này của BĐ N. bị nhiều BĐ khác chỉ trích. “Vậy chứ “chân lấm tay bùn”, uống rượu vô chạy xe, có bị phạt mấy triệu không? Cứ phạt nặng là ai cũng phải tự tìm hiểu thôi. Thời buổi bây giờ nghèo cỡ nào cũng không thể nào chưa một lần nghe tin qua ti vi, báo đài. Nên đừng viện cớ nghèo không nghe được thông tin. Ngụy biện thôi!”, BĐ Đình Huệ (Long An) viết.
 
Theo BĐ Trần Hiếu (Vĩnh Phúc): “Việc yêu thương động vật, ngoài luật lệ là phạm trù đạo đức. Không thể chấp nhận việc, dân thì kêu “không biết gì, nên không có tội”; người nghèo thì viện cớ “cùng cực mới làm việc không tốt”... Đã có luật và cơ quan chức năng cũng đã tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, trong chương trình giáo dục... Hình phạt cũng là một phương pháp để chấn chỉnh, giáo dục hành vi của người dân. Cha ông ta đã dạy “nghèo cho sạch”, chứ không dạy nghèo có quyền “hèn”.
 
Phạt nặng như phạt vi phạm nồng độ cồn
 
"Sốc"[-]với[-]hành[-]vi[-]mổ[-]thịt[-]rùa[-]biển[-]quý[-]hiếm[-]bán...[-]ở[-]chợ
 
Đồng quan điểm, BĐ P.N.V (Tuyên Quang) cho rằng tuyên truyền nhiều rồi; chỉ có xử phạt thật nặng thì người dân mới sợ. “Cứ như uống rượu khi lái xe đó. Phạt chục triệu đồng trở lên là sợ liền. Giờ tiêu thụ động vật hoang dã cứ phạt 100 triệu đồng, đi tù vài năm, đăng tin rộng...”, Đình Huệ kiến nghị.
 
Một khía cạnh khác cũng được đặt ra trong câu chuyện này là “có cung ắt có cầu”. Do vậy, bên cạnh xử phạt người bán thì cũng xử phạt luôn “người mua”. BĐ Bảo Kỳ (Hà Nội) đề nghị: “Phải xử nghiêm khắc những người giết động vật quý hiếm để làm gương, cảnh tỉnh những kẻ khác”.
 
“Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng; cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”, BĐ Nguyễn Văn Hải (TP.HCM) dẫn quy định pháp luật để khuyến cáo về mức chế tài nghiêm khắc của pháp luật đối với người có hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
(T.N)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Sốc" với hành vi mổ thịt rùa biển quý hiếm bán... ở chợ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI