»

Thứ sáu, 10/01/2025, 11:01:48 AM (GMT+7)

Sáng đẹp truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tại Tiền Giang

(10:54:44 AM 28/12/2013)
(Tin Môi Trường) - Là vùng đất anh hùng, toàn tỉnh Tiền Giang hiện có trên 120.000 người có công trong đó có gần 31.000 liệt sĩ, 8.400 thương binh, 1.600 bệnh binh, 1.772 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ từng bị địch bắt tù đày, 13.000 người hoạt động kháng chiến, hơn 21.000 người có công giúp đỡ cách mạng... Chỉ tính trung bình mỗi tháng, tỉnh phải chi trả trợ cấp cho trên 27.000 đối tượng chính sách với số tiến gần 26 tỉ đồng, chưa kể đã chi trả một lần cho các đối tượng với tổng số tiền trên 10 tỉ đồng.

 

 

( Ảnh minh họa )

 

Hai năm qua (2011 – 2013), toàn tỉnh Tiền Giang vận động đóng góp được gần 35 tỉ đồng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa. Từ nguồn quỹ trên, Tiền Giang đã xây 826 căn nhà và sửa chữa 390 căn nhà tình nghĩa tặng các đối tượng chính sách. Trong năm 2013, Tiền Giang đã đầu tư hơn 12 tỉ đồng xây 313 căn nhà, sửa chữa 108 căn nhà tình nghĩa, giúp gia đình chính sách và người có công ổn định cuộc sống. 


Phong trào đền ơn đáp nghĩa tại Tiền Giang hết sức đa dạng, hiệu quả với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nên đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm, các vị mạnh thường quân . Nhờ vậy, hiện nay, 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh được công nhận làm tốt công tác thương binh liệt sĩ, 100% bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đều được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp nhận phụng dưỡng đến suốt đời. Đáng quí là nhiều gia đình chính sách, thương binh, người có công không chỉ phấn đấu vươn lên mà còn tích cực tham gia vào việc chung của địa phương. 

Chị Nguyễn Thị Hồng Thu vừa là bệnh binh, lại có chồng là thương binh ở xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây đã vượt khó tạo dựng cơ nghiệp vững vàng đồng thời thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho con em gia đình chính sách neo đơn tại địa phương. Qua hàng chục năm bền bỉ chị đã có cơ ngơi bề thế gồm một nhà máy xay xát công suất khoảng 30 tấn/ ngày, một lò sấy lúa phục vụ bà con xung quanh. Thu nhập của gia đình chị hiện đạt 3 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/ ngày, đồng thời tạo việc làm cho hàng chục lao độngong nhà máy với mức lương bình quân trên 3 triệu đồng/ người/ tháng. 

Tham gia tích cực trong việc giải quyết công ăn việc làm cho gia đình chính sách nghèo còn có ông Nguyễn Văn Lộc ở xã Tân Bình, huyện Cai Lậy. Bản thân ông Nguyễn Văn Lộc là thương binh thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước với tỉ lệ thương tật 71%, xếp hạng 2/4. Từ ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng đến nay, ông không chỉ thành công dựng nên cơ nghiệp vững vàng từ nghề xay xát, chế biến lương thực xuất khẩu, mà còn mở rộng sản xuất kinh doanh. Ông Nguyễn Văn Lộc hiện sở hữu 5 cơ sở kinh doanh lúa gạo lớn tại Cai Lậy với tổng vốn đầu tư 60 tỉ đồng, thu hút trên 250 lao động nghèo với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/ người/ tháng. Ngoài ra, ông còn là mạnh thường quân, là người đi tiên phong hỗ trợ gia đình chính sách nghèo.

Những cá nhân tiêu biểu như chị Thu, ông Lộc đã góp phần đưa phong trào đền ơn đáp nghĩa ở Tiền Giang đi vào chiều sâu, làm sáng đẹp thêm truyền thống đạo lý đáng quý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
 
Minh Trí ( TTXVN )
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sáng đẹp truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tại Tiền Giang

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI