»

Chủ nhật, 23/02/2025, 20:22:08 PM (GMT+7)

Quyền lao động: từ lý thuyết tới thực tiễn

(11:31:58 AM 09/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Báo cáo “Quyền lao động trong chuỗi cung ứng của Unilever: Từ tuân thủ pháp luật tới thực tiễn áp dụng tốt” của Tổ chức quốc tế Oxfam, dựa vào nghiên cứu ở Việt Nam, tìm hiểu thực tế điều kiện lao động ở nhà máy Unilever và chuỗi cung ứng của Unilver, so sánh các phát hiện với cam kết chính sách toàn cầu của công ty. Báo cáo này sẽ được giới thiệu tại Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu của Oxfam, được tổ chức vào sáng ngày 9 tháng 4, 2013 tại Hà Nội.

Lao động nữ- Ảnh minh họa

 

Trong nhiều năm qua, Oxfam đã nỗ lực vận động các công ty có hành động cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trong các chuỗi cung ứng toàn cầu và tại Việt Nam của các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, rất nhiều công nhân tại các chuỗi giá trị của những công ty đa quốc gia trên khắp thế giới hiện vẫn đang phải làm việc trong điều kiện nghèo nàn, ngược lại với những chính sách thường là tốt đẹp của các nhà quản lý. Với mong muốn cải thiện và hoàn thiện hơn nữa các tiêu chuẩn lao động cho nhân viên và công nhân của mình, Unilever đã đồng ý với đề nghị của Oxfam thực hiện nghiên cứu này. Ở Việt Nam, Unilever có khoảng 1.500 lao động sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân, dùng trong gia đình và thực phẩm; và có một chuỗi cung ứng khá lớn.

 

Báo cáo tập trung nghiên cứu hai mục tiêu chính:

 

Mục tiêu 1: Đánh giá các tiêu chuẩn lao động trong các công ty và chuỗi cung ứng của Unilever, cân nhắc các tiêu chuẩn quốc tế và các điều kiện địa phương.

 

Mục tiêu 2: Xây dựng một bộ nguyên tắc và biện pháp để hướng dẫn Unilever, và các công ty khác, trong việc thực thi trách nhiệm xã hội của mình, như là phần bổ sung vào các biện pháp hiện có về đảm bảo môi trường lao động.

 

Theo đó, 4 vấn đề được lựa chọn tập trung giải quyết gồm: (1) Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể; (2) Lương đủ sống; (3) Giờ làm việc; và (4) Lao động hợp đồng.

 

Nghiên cứu của Oxfam chỉ ra rằng các vấn đề quyền lao động thường rất mờ nhạt trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ở chuỗi cung ứng của Unilever, hơn 1/2 số doanh nghiệp được hỏi không biết về yêu cầu của Unilever về các tiêu chuẩn lao động và có thể thấy các ví dụ về lương thấp, thời giờ làm việc kéo dài và công việc tạm thời.

 

Unilever đã cam kết tôn trọng và thúc đẩy quyền con người thông qua việc áp dụng các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc về Kinh doanh và Quyền Con người. Chính sách công ty đưa ra một bộ khung hợp lý nhưng không có cam kết nào về Lương Đủ sống mà chỉ có một cam kết hạn chế về việc tránh các việc làm tạm thời.

 

Ông Andy Baker, Trưởng đại diện Oxfam tại Việt Nam cho biết “Oxfam đánh giá cao thiện chí của Unilever trong việc công khai thông tin về các công ty và chuỗi cung ứng của mình đối với các cán bộ của Oxfam cũng như với nhóm nghiên cứu; điều này được thể hiện qua mức độ minh bạch thông tin cao và cam kết thực sự trong việc gắn kết với các bên liên quan”. Ông nhấn mạnh “Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ khuyến khích Unilever cam kết rà soát mô hình kinh doanh của mình cũng như khuyến khích các công ty khác ngày càng cởi mở hơn với những thách thức của khu vực vốn đã rất đa dạng”.

 

Hội thảo cũng đề ra mục tiêu dẫn dắt thảo luận và khuyến khích hành động giữa các công ty, Chính phủ, và xã hội dân sự về việc làm thế nào để giảm khoảng cách giữa các tiêu chuẩn quốc tế, chính sách toàn cầu của công ty với thực tế của công nhân. Một trong các hoạt động liên quan sẽ diễn ra trong tuần là Hội thảo mức sống tối thiểu và cơ sở xác định mức lương tối thiểu và lương đủ sống, do Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội phối hợp với Oxfam, dự định tổ chức vào ngày thứ sáu, 12 tháng 4, 2013.

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quyền lao động: từ lý thuyết tới thực tiễn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI