»

Thứ sáu, 10/01/2025, 10:59:55 AM (GMT+7)

Nhà vệ sinh "dát vàng": Vi phạm thủ tục đầu tư

(16:01:45 PM 29/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Đề án xây dựng 14 nhà vệ sinh của Hà Nội chỉ dựa vào một báo giá, của một đơn vị mà đã trình lên thành phố phê duyệt là sai hoàn toàn về nguyên tắc. Đó là hình thức không thể áp dụng, vì nó hoàn toàn không có một cơ sở nào để đưa ra được định giá.

Sai hoàn toàn!

 

PGS. TS. Nguyễn Đình Thám, bộ môn Công nghệ & Quản lý xây dựng, trường Đại học Xây dựng phân tích: Về nguyên tắc khi xây dựng khái toán một công trình có nguồn đầu tư từ ngân sách, các nhà thầu có thể áp dụng 3 hình thức xây dựng khái toán cơ bản:

 

Thứ nhất: Phải có thiết kế chi tiết, từ thiết đó mới bóc khối lượng ra tính toán cụ thể để đưa ra mức dự toán. Đó là hình thức chính xác nhất. 
  
Thứ hai: Có thể lấy đơn giá của một công trình đã xây dựng tương tự, rồi suy ra đơn giá bao nhiêu (còn gọi là nội suy) của công trình kia. Đó là hình thức khái toán ước lượng nhất định. 
  
Thứ ba: Cho xây một công trình thử rồi tính toán ra công trình khác tương tự thì mức độ chính xác cao hơn cả. 
  
Việc Ban Quản lý Chỉnh trang đô thị Hà Nội chỉ dựa vào một báo giá, của một nhà cung cấp sau đó trình lên thành phố phê duyệt là sai hoàn toàn về nguyên tắc. Chỉ những công trình thuộc yêu cầu đặc biệt, thuộc diện bí mật quốc gia mới được phép làm như vậy. Công trình phổ thông là không được phép. 
 
Về phía Thành phố Hà Nội, cũng không được phép phê duyệt đề án nếu chỉ dựa vào hình thức báo giá kiểu này. Đó là hình thức không thể áp dụng, vì nó hoàn toàn không có một cơ sở nào để đưa ra được định giá như vậy.
  
Quy trình duyệt đề án cũng phải tuân thủ các bước theo quy định. Một công trình xây dựng phải bắt đầu từ ý tưởng, tới dự án tiền khả thi, rồi tới khả thi mới có thể đi đến chính thức. Từ chủ trương của thành phố, sau đó quyết định địa điểm theo quy hoạch, sau khi có ý kiến của các sở ban ngành liên quan lúc đó dự án mới bước sang bước thứ hai là thiết kế sơ bộ. 
 
Ở bước này, mới có thể đưa ra định giá. Đơn vị cung cấp chỉ được phép dựa vào báo giá của nhà cung cấp khi có quyết định định giá của Sở Xây dựng, Sở Tài chính đưa ra, lúc đó mới có thể đưa ra được báo giá cho 1 tấn thép bao nhiêu, 1 tấn xi măng bao nhiêu...
 
Trong trường hợp Hà Nội phê duyệt đề án 14 nhà vệ sinh với mức đầu tư 15 tỷ đồng mà chưa có thiết kế chi tiết, chỉ dựa vào một báo giá của một nhà cung cấp là hoàn toàn không đúng. 
 
Việc này phải căn cứ vào luật pháp và phải có cơ sở pháp lý để thực hiện chứ cứ bịa giá để làm thì quyết định thế nào dân cũng phải chịu hay sao?
  
Đối với dự án này, trước hết cả thành phố và chủ đầu tư là Ban quản lý chỉnh trang đô thị đều đã vi phạm thủ tục đầu tư. Thành phố phê duyệt đề án, về mặt tài chính là hoàn toàn không có cơ sở để định giá. Trong trường hợp phát hiện có hiện tượng móc ngoặc, làm giá, đẩy giá làm ăn gian dối thì có thể còn bị coi là mắc tội tham ô. 
 
Nhà vệ sinh tiền tỷ của Hà Nội khóa cửa cả ngày
 
Quy trình ngược?
 

Chuyên gia xây dựng - TS Nguyễn Quang Toản cho biết, về nguyên tắc khi xây dựng dự toán cho một công trình đầu tư công, Thành phố Hà Nội phải là đơn vị đưa ra chủ trương, yêu cầu, quy mô, nguồn kinh phí dự trù sau đó mới giao cho một đơn vị làm chủ đầu tư thực hiện.

 

Ví dụ, giờ thành phố phải đưa ra được chủ trương cụ thể yêu cầu muốn mua cái này, với quy mô như thế nào, giá như thế nào sau đó mới giao cho đơn vị chủ đầu tư thực hiện xây dựng dự toán.

 

Ở đây đã có sự lẫn lộn trong quy trình mà vướng mắc là nằm ở phía thành phố. Trong trường hợp đã giao cho đơn vị thi công xây dựng dự toán như dự án 14 nhà vệ sinh, Hà Nội sẽ phải quyết định mức giá đó có hợp lý không, có cao không, nếu giá quá cao thì phải yêu cầu lập lại dự toán.

 

Cũng theo TS Toản, khi Thành phố giao dự án 14 nhà vệ sinh cho Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội thực hiện xây dựng bản khái toán, thì Ban quản lý chỉnh trang đô thị phải lấy mức giá từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, lựa chọn mức giá chung để xây dựng bản dự toán trình thành phố.

 

Tất nhiên, quyết định là dựa trên cơ sở bản dự toán do đơn vị chủ đầu tư xây dựng và trình lên. Về nguyên tắc chỉ yêu cầu nó không được vượt mức giá ban đầu.

 

Sau khi có bản dự toán, Hà Nội phải tiến hành thẩm tra, kiểm toán mức dự trù kinh phí như vậy có hợp lý không, là cao hay thấp,  quyết định đầu tư mức giá nào là do Thành phố Hà Nội quyết định.

Không có thiết kế, chỉ dựa vào một báo giá

 

Trước đó, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi ký quyết định cho phép đầu tư 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép trong đó loại 2 buồng gồm 10 nhà; loại 4 buồng gồm 4 nhà với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 15 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền lấy từ ngân sách.

 

Điều lạ lùng hơn nữa là báo giá của Ban quản lý chỉnh trang đô thị trình lên Thành phố là chỉ dựa vào báo giá từ một nhà cung cấp báo lên rồi xây dựng bảng khái toán để trình Thành phố mà chưa hề có thiết kế chi tiết.

 

Chi phí cụ thể gồm:

 

Chi phí xây dựng 1.170.000.000đồng

 

Chi phí thiết bị: 11.325.000.000đồng

 

Chi phí quản lý dự án: 236.382.682đồng

 

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 485.527.000đồng

 

Chi phí khác: 874.174.478đồng

 

Chi phí dự phòng: 904.466.840đồng

 

Trung bình khoảng 1,3 tỷ/căn nhà vệ sinh, trong khi đó, có hai công ty khẳng định chỉ xây dựng "nhà vệ sinh 2 buồng với mức giá 300-350 triệu". Tuy nhiên, trước thông tin này, ông Cường đã phản ứng gây gắt: "Tôi không thách đấu gì hết". 

 

Ông Hoàng Nam Sơn – Phó giám đốc Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội - đơn vị của ông được Thành phố giao làm chủ đầu tư xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép giải thích, mức giá này BQL xây dựng dựa vào báo giá của Công ty TNHH Hoàng Gia gửi tới. Đây là báo giá thấp nhất trong những nhà cung cấp gửi đến mà Ban quản lý lựa chọn. Đơn vị này có báo giá chi tiết từng linh kiện.

 

Thiết bị được trang bị trong nhà vệ sinh sẽ được sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà đầu tư. Theo đó, những nhà vệ sinh trên các tuyến chính sẽ lựa chọn thiết bị cao cấp hơn những khu vực khác.

 

Trước ý kiến của dư luận cho rằng đầu tư hơn 1 tỷ cho 1 nhà vệ sinh công cộng là quá lãng phí, ngày 22/11, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã giao Sở Xây dựng phối hợp cùng các sở ngành và quận huyện rà soát hệ thống nhà vệ sinh công cộng đã xây dựng để khai thác, sử dụng hiệu quả nhất.

 

Trên cơ sở đó từng bước đầu tư theo quy hoạch và khả năng ngân sách, ưu tiên khuyến khích xã hội hóa.

 

Theo Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, việc đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh công cộng phải đảm bảo hiệu quả, đúng quy định, công khai, minh bạch và tiết kiệm, tránh lãng phí.

Thái An -báo Đất việt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhà vệ sinh "dát vàng": Vi phạm thủ tục đầu tư

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI