Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Sai hoàn toàn!
PGS. TS. Nguyễn Đình Thám, bộ môn Công nghệ & Quản lý xây dựng, trường Đại học Xây dựng phân tích: Về nguyên tắc khi xây dựng khái toán một công trình có nguồn đầu tư từ ngân sách, các nhà thầu có thể áp dụng 3 hình thức xây dựng khái toán cơ bản:
Chuyên gia xây dựng - TS Nguyễn Quang Toản cho biết, về nguyên tắc khi xây dựng dự toán cho một công trình đầu tư công, Thành phố Hà Nội phải là đơn vị đưa ra chủ trương, yêu cầu, quy mô, nguồn kinh phí dự trù sau đó mới giao cho một đơn vị làm chủ đầu tư thực hiện.
Ví dụ, giờ thành phố phải đưa ra được chủ trương cụ thể yêu cầu muốn mua cái này, với quy mô như thế nào, giá như thế nào sau đó mới giao cho đơn vị chủ đầu tư thực hiện xây dựng dự toán.
Ở đây đã có sự lẫn lộn trong quy trình mà vướng mắc là nằm ở phía thành phố. Trong trường hợp đã giao cho đơn vị thi công xây dựng dự toán như dự án 14 nhà vệ sinh, Hà Nội sẽ phải quyết định mức giá đó có hợp lý không, có cao không, nếu giá quá cao thì phải yêu cầu lập lại dự toán.
Cũng theo TS Toản, khi Thành phố giao dự án 14 nhà vệ sinh cho Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội thực hiện xây dựng bản khái toán, thì Ban quản lý chỉnh trang đô thị phải lấy mức giá từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, lựa chọn mức giá chung để xây dựng bản dự toán trình thành phố.
Tất nhiên, quyết định là dựa trên cơ sở bản dự toán do đơn vị chủ đầu tư xây dựng và trình lên. Về nguyên tắc chỉ yêu cầu nó không được vượt mức giá ban đầu.
Sau khi có bản dự toán, Hà Nội phải tiến hành thẩm tra, kiểm toán mức dự trù kinh phí như vậy có hợp lý không, là cao hay thấp, quyết định đầu tư mức giá nào là do Thành phố Hà Nội quyết định.
Không có thiết kế, chỉ dựa vào một báo giá
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi ký quyết định cho phép đầu tư 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép trong đó loại 2 buồng gồm 10 nhà; loại 4 buồng gồm 4 nhà với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 15 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền lấy từ ngân sách.
Điều lạ lùng hơn nữa là báo giá của Ban quản lý chỉnh trang đô thị trình lên Thành phố là chỉ dựa vào báo giá từ một nhà cung cấp báo lên rồi xây dựng bảng khái toán để trình Thành phố mà chưa hề có thiết kế chi tiết.
Chi phí cụ thể gồm:
Chi phí xây dựng 1.170.000.000đồng
Chi phí thiết bị: 11.325.000.000đồng
Chi phí quản lý dự án: 236.382.682đồng
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 485.527.000đồng
Chi phí khác: 874.174.478đồng
Chi phí dự phòng: 904.466.840đồng
Trung bình khoảng 1,3 tỷ/căn nhà vệ sinh, trong khi đó, có hai công ty khẳng định chỉ xây dựng "nhà vệ sinh 2 buồng với mức giá 300-350 triệu". Tuy nhiên, trước thông tin này, ông Cường đã phản ứng gây gắt: "Tôi không thách đấu gì hết".
Ông Hoàng Nam Sơn – Phó giám đốc Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội - đơn vị của ông được Thành phố giao làm chủ đầu tư xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép giải thích, mức giá này BQL xây dựng dựa vào báo giá của Công ty TNHH Hoàng Gia gửi tới. Đây là báo giá thấp nhất trong những nhà cung cấp gửi đến mà Ban quản lý lựa chọn. Đơn vị này có báo giá chi tiết từng linh kiện.
Thiết bị được trang bị trong nhà vệ sinh sẽ được sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà đầu tư. Theo đó, những nhà vệ sinh trên các tuyến chính sẽ lựa chọn thiết bị cao cấp hơn những khu vực khác.
Trước ý kiến của dư luận cho rằng đầu tư hơn 1 tỷ cho 1 nhà vệ sinh công cộng là quá lãng phí, ngày 22/11, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã giao Sở Xây dựng phối hợp cùng các sở ngành và quận huyện rà soát hệ thống nhà vệ sinh công cộng đã xây dựng để khai thác, sử dụng hiệu quả nhất.
Trên cơ sở đó từng bước đầu tư theo quy hoạch và khả năng ngân sách, ưu tiên khuyến khích xã hội hóa.
Theo Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, việc đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh công cộng phải đảm bảo hiệu quả, đúng quy định, công khai, minh bạch và tiết kiệm, tránh lãng phí.