Giáo dục kiến thức bảo vệ môi trường biển cho học sinh trên đảo Cù Lao Chàm
(12:14:50 PM 26/09/2014)Ảnh minh hoạ IE
Nằm cách đất liền khoảng 20 km, đảo Cù Lao Chàm có 560 hộ dân với khoảng 3.000 người. Trên đảo có hai trường học gồm một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở với hơn 220 học sinh. Năm 2007, hai trường này đã đưa vào giảng dạy môn “Đa dạng sinh học và môi trường biển”, thời lượng giảng dạy là 12 tiết cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 6, với khối lượng kiến thức tăng dần qua các cấp học. Tài liệu học tập này do Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm biên soạn và được Phòng Giáo dục thành phố Hội An thông qua đưa vào giảng dạy.
Nội dung của tài liệu gồm 12 chủ đề về “Tầm quan trọng của biển và tài nguyên nước”; “Thông tin về khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và lợi ích”; “Đa dạng sinh học và đa dạng sinh học biển”; “Chuỗi thức ăn”; “Rừng ngập mặn”; “Thảm cỏ biển”; “Rạn san hô”; “Các mối đe dọa đối với hệ sinh thái tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm”; “Quy chế quản lý tạm thời khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm”; “Rác thải”; “Các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm” và “Khám phá thiên nhiên”. Đây là một môn học tự chọn, được tính vào tổng điểm môn Sinh học của các em học sinh trên đảo do những giáo viên dạy Sinh học phụ trách.
Thầy giáo Nguyễn Như Tuấn, Hiệu phó Trường trung học cơ sở Quang Trung trên xã đảo cho biết: Khi môn học này được đưa vào giảng dạy ở trong trường đã nhận được nhiều sự quan tâm và hứng thú của các em học sinh. Những kiến thức trong môn học này đều được các thầy cô giáo bộ môn "mềm hóa" thông qua những trò chơi, những chuyến dã ngoại quanh đảo để các em có cái nhìn sinh động về thiên nhiên trên hòn đảo mình đang sống.
Theo cô giáo Nguyễn Thị Thuận, Hiệu phó Trường tiểu học Tân Hiệp: Thực ra, các em hàng ngày đều tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên nhưng thông qua môn học này giúp các em có được cái nhìn tổng quan và hiểu được đầy đủ vai trò, vị trí của từng loài trong hệ động thực vật phong phú trên đảo. Chẳng hạn các em sẽ nắm được kiến thức về quá trình sinh sống của loài chim yến quý hiếm; xác định được những khu vực nào trên đảo có những bãi cỏ biển, các rạn san hô, rong biển; các loài cá, giáp xác đặc trưng quanh đảo…
Đến thăm Cù Lao Chàm hôm nay, nhiều người đã quen thuộc với hình ảnh các em nhỏ chủ động đi nhặt rác ở ven đường và trên bãi biển để vào những nơi quy định, hay có thể tự tin giới thiệu cho du khách về sự đa dạng của các loài động thực vật đặc trưng ở trên đảo.
Em Ngô Gia Hân, học sinh lớp 7 Trường trung học cơ sở Quang Trung chia sẻ: “Chúng em rất tự hào khi được sống trong lòng của Khu dự trữ sinh quyển thế giới và được khám phá, hiểu biết về môi trường sống của mình cũng như cách bảo vệ môi trường đó bằng những hành động nhỏ hàng ngày. Những kiến thức này được chúng em chia sẻ với cha mẹ mình và cả những vị khách du lịch khi ra thăm đảo dài ngày nghỉ lại ở nhà của chúng em”.
Theo bà Trần Thị Hồng Thúy, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, thời gian qua, đơn vị này đã phối hợp chặt chẽ với các trường học trên đảo như tạo điều kiện về phương tiện tàu thuyền cũng như các thiết bị hiện đại để các em có thể quan sát các loài sinh vật dưới đáy biển; tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, thi tìm hiểu về bảo tồn biển và những cuộc thi làm túi xách bằng vật liệu thân thiện với môi trường sử dụng hàng ngày để thay thế cho túi nilong. Trong thời gian tới, Ban quản lý Khu bảo tồn biển sẽ phối hợp với các trường học tập trung trang bị cho các em những kiến thức về bảo vệ loài rùa biển trên đảo đang bị xâm hại.
Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm có một hệ sinh thái rất đa dạng với hơn 311ha rạn san hô, khoảng 300 loài; 50ha thảm cỏ biển với 5 loài đặc trưng; 76 loài rong biển; hơn 270 loài cá; 97 loài thân mềm; 11 loài động vật da gai... Khu rừng đặc dụng Cù Lao Chàm có 499 loài thuộc 352 chi, 115 họ của 5/6 ngành thực vật bậc cao...Chính vì vậy, việc trang bị những kiến thức về bảo tồn biển cho các em học sinh trên đảo có ý nghĩa rất quan trọng, giúp hình thành lên những lớp cư dân trên đảo biết trân trọng và sống hài hòa với thiên nhiên, qua đó góp phần vào việc bảo tồn và phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.