»

Chủ nhật, 19/01/2025, 12:45:51 PM (GMT+7)

Dường như mùa Đông đã về…

(09:04:54 AM 17/11/2018)
(Tin Môi Trường) - Thời tiết đã chuyển mùa, sáng sớm đi làm đã thấy những chiếc áo gió nhiều màu, những bộ vest công sở mùa Đông ngày một nhiều trên các con phố. Chợt nhìn lên tờ lịch tường, hóa ra đã lập Đông được mấy ngày.

Theo Lịch Vạn niên thì tiết Lập Đông 2018 bắt đầu từ ngày 8/11/2018 và kết thúc vào ngày 22/11/2018 Dương lịch.

Vậy tuần mới này là bắt đầu của mùa Đông. Đối với người thành phố, cái rét đầu mùa gợi nhớ món ngô nướng, ốc luộc… ngồi ăn trên vỉa hè hay trong các con ngõ nhỏ hút gió. Mùa Đông gợi nhớ ly cà phê đen bốc khói thơm lừng cùng tờ báo trên tay, ngồi nhỏ to chuyện phiếm cùng vài người bạn đồng niên. Quả thực đó là cái thú chỉ có khi mùa Đông về.
 
Nhưng mùa Đông cũng sẽ đi kèm với những nỗi lo. Các nhà dự báo khí tượng, thủy văn cho hay, mùa Đông năm nay ở miền Bắc nước ta sẽ đến sớm hơn và lạnh hơn 5 năm trở lại đây. Các tháng chính Đông, xen kẽ những ngày có nhiệt độ cao, có thể xảy ra các đợt rét đậm, rét hại khoảng 5 - 7 ngày tập trung trong khoảng tháng 1 và tháng 2 năm 2019. Vùng núi cao phía bắc đề phòng mưa tuyết, sương muối và băng giá trong những thời đoạn này.
 
Dường[-]như[-]mùa[-]Đông[-]đã[-]về…
Tuyết rơi mùa Đông. Ảnh: Internet
 
Các con số thiệt hại do gia súc gia cầm bị rét tại mấy tỉnh phía Bắc mùa Đông những năm trước vẫn còn nguyên giá trị. Nếu như người thành phố ngóng chờ ngày tuyết rơi, hăm hở lên Mẫu Sơn, Sa Pa hay Đồng Văn để chụp ảnh, quay video, vui thú với vẻ đẹp hiếm hoi của thiên nhiên thì tuyết rơi lại là nỗi ám ảnh của người rẻo cao. Có mùa băng giá, miền núi cao ngã cả nghìn trâu bò trong giá rét. Nhiều nhà trắng tay hết vốn lại xoay xở với cái nghèo sắp dựng lại cuộc sống.
 
Chính vì vậy chính quyền các cấp cần tuyên truyền sâu rộng cho người dân cách phòng chống rét đậm, rét hại, biết cách giữ ấm cơ thể như mặc áo nhiều lớp, bảo vệ bàn chân bàn tay khỏi nhiễm lạnh, tránh sưởi ấm bằng than tổ ong trong nhà và tuyệt đối không ra ngoài khi trời mưa quá lạnh…
 
***
Nhớ hồi còn trong quân ngũ hơn 20 năm trước, mùa Đông là mùa anh em lính chúng tôi rất vất vả. Quần áo chống rét không đủ, sinh hoạt ở những vùng cao, hẻo lánh cho nên luôn phải tìm cách chống chọi với cái rét. Nhiều cách được áp dụng nhưng cách lấy báo lót vào giữa các lớp áo vẫn hay được truyền nhau làm. Những tờ báo cũ được cất giữ, khi mặc áo lót xong lùa tờ báo khổ A3 vào cạp quần, mặc áo ngoài cài khuy, cho áo vào trong quần, thế là yên tâm. Lót báo thường là phía trước ngực, sau lưng không có cũng được. Dù không thể so sánh với tấm áo bông hoặc áo len, áo mút nhưng lót báo khi đi gác đêm vẫn giúp cho anh em ấm hơn.
 
Sau này gặp mấy ông anh hay đạp xe thể thao cũng có kinh nghiệm khi trời rét thì dùng áo mưa giấy giá rẻ, cắt bỏ phần mũ trên đầu, chùm qua xuống vai là được, đạp cũng đỡ lạnh hơn và cũng không ảnh hưởng đến quá trình tập luyện. Toàn là những trải nghiệm hay, thú vị.
 
Một tuần mới lại bắt đầu với những thay đổi về thời tiết, kèm theo đó là về thói quen sinh hoạt hàng ngày. Dường như mùa Đông đã về, tuy rằng cái lạnh thực sự thì mới chỉ lấp ló đâu đó, vẫn còn rất nhiều những ngày nắng phía trước. Nhưng các nhóm từ thiện đã rục rịch quyên góp quần áo chống rét cho những chuyến hành trình về vùng cao nay mai…
 
Đón thêm một mùa rét mới cũng là đón thêm những câu chuyện tử tế, ấm áp tình người.
Xuân An (TT&VH)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dường như mùa Đông đã về…

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI