»

Chủ nhật, 19/01/2025, 17:57:54 PM (GMT+7)

Đón giao thừa ngoài đường bên cây chổi, thùng rác

(22:56:04 PM 10/02/2018)
(Tin Môi Trường) - Làm nghề mấy năm là bấy nhiêu năm các công nhân vệ sinh đón giao thừa ngoài đường bên cây chổi, thùng rác.

Đón[-]giao[-]thừa[-]ngoài[-]đường[-]bên[-]cây[-]chổi,[-]thùng[-]rác

Công nhân vệ sinh của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM tất bật những ngày giáp Tết Ảnh: QUANG ĐỊNH

 
Giao thừa của họ là những giờ hối hả quét dọn để mọi nẻo đường thành phố được sạch đẹp, tinh tươm vào ngày đầu năm.
 
Tết là rác ngập đầu
 
Gần 11 giờ đêm, góc đường Tân Hương - Tân Quý (quận Tân Phú) bắt đầu lục cục tiếng thùng rác kéo về tập kết. Những ngày cuối tháng Chạp, trời mát lạnh nhưng những tấm lưng áo vàng với những dải phản quang vẫn ướt đẫm.
 
Mang bịch táo mua rẻ từ buổi chợ khuya, anh Nguyễn Văn Điền (41 tuổi, ngụ quận 12), công nhân Đội vệ sinh Tân Phú (Xí nghiệp vận chuyển số 2, Công ty Môi trường đô thị TP.HCM) mời mọi người cùng ăn nhưng ai cũng lắc đầu. Hôm nay ca làm trễ hơn mọi ngày vì càng gần đến những ngày Tết, rác càng nhiều hơn.
 
"Mấy bữa nay là rác bắt đầu nhiều rồi. Từ giữa rằm tháng Chạp tới đêm 30 là mỗi ngày mỗi tăng. Ngày bình thường làm hai ca thì đêm 30 làm ba ca, huy động toàn bộ mọi người chứ không có người được luân phiên nghỉ như ngày bình thường nữa", anh Điền kể.
 
Cũng theo anh Điền, bắt đầu từ hôm qua, các anh phải làm tới nửa đêm. Buổi sáng của ngày hôm sau cả tổ phải làm tăng cường, dọn bãi rác tự phát từ 7 giờ sáng đến trưa, rồi chiều tối lại bắt đầu ca làm chính. Anh bảo 21 năm làm công nhân rác là 21 đêm giao thừa anh Điền mê mải với rác đến tận 2-3 giờ sáng.
 
"Công nhân rác làm gì có tết, cũng chẳng phụ được gì cho vợ con vì tết đến thì rác nhiều hơn, đi làm nhiều hơn", anh nói. Ngày 30 tết của anh ca làm đầu tiên bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn. Bình thường làm từ 5 giờ chiều tới nửa đêm thì ngày 30 anh hầu như ở ngoài đường.
 
"Đi làm về nhà đã 1 giờ sáng thì chỉ kịp tắm rửa, nghỉ ngơi lấy sức để trưa 30 cắm cúi làm từ 12 giờ trưa tới tận 2-3 giờ sáng. Cúng kiếng giao thừa thì năm nào vợ ở nhà cũng tự làm chứ bao nhiêu năm nay tôi không có mặt ở nhà lúc giao thừa", anh kể.
 
Đón[-]giao[-]thừa[-]ngoài[-]đường[-]bên[-]cây[-]chổi,[-]thùng[-]rác
Quét rác ở đường phố trung tâm Sài Gòn - Ảnh: Q.ĐỊNH
 
Cùng tổ với anh Điền, chị Phạm Thị Tuyết Thu (36 tuổi) cũng chỉ mới có thâm niên làm rác 6 năm, nhưng dường như đã quá quen với vất vả của nghề quét rác. Hai năm nay các chị được ưu tiên về sớm trước 12 giờ đêm vào khoảnh khắc giao thừa. "Tối 30 nào rác cũng ngập đường, ngập phố, hết ca làm là mệt nhoài rồi thì về nhà cũng lo ngủ thôi", chị kể. Nhà ở Cần Thơ nhưng chẳng năm nào chị về cùng với gia đình vào ba ngày tết vì nghỉ một ngày cũng chẳng đủ đi đâu. Nghề nó vất vả thế nhưng phải theo để còn có tiền cho con ăn học", chị bảo.
 
Những ngày tết thì nhóm công nhân phụ trách chợ cũng mệt mỏi hơn khi chợ bán lâu hơn ngày thường. "Bình thường 7 giờ nghỉ bán rồi thì mình vào quét từ lòng chợ quét ra. Mấy ngày cận tết thì 8-9 giờ vẫn còn bán, mình phải canh chỗ nào trống vào quét gom lại, chờ người ta đóng quầy mới vô quét tiếp", anh Nguyễn Minh Tân (30 tuổi, công nhân Đội vệ sinh Tân Phú) kể. Ngày 30 thì "khỏi nói", cả nhóm cứ phải vào hốt liên tục hết đống rác này đến đống rác kia.
 
Chị Lê Thị Nga - tổ trưởng tổ 3, Đội vệ sinh Tân Phú - cho biết ngày cuối năm anh chị em công nhân vệ sinh mệt mỏi hơn rất nhiều vì những bãi rác tự phát, người dân bỏ đồ cồng kềnh dọn nhà đón tết.
 
Đón[-]giao[-]thừa[-]ngoài[-]đường[-]bên[-]cây[-]chổi,[-]thùng[-]rác
Công việc thầm lặng - Ảnh: Q.ĐỊNH
 
"Nhiều người còn thiếu ý thức lắm. Bất cứ chỗ nào có bãi trống là nơi đó thành nơi tập kết rác. Những ngày giáp tết công nhân phải thường xuyên tăng ca để dọn rác phát sinh, "lau đường" (dọn lại vào cuối buổi). 
 
Tổ của tôi có 30 người thì có đến 8-9 bãi rác tự phát, người dân mang sofa, giường tủ, nệm gối chất tràn xuống đường. Hợp đồng ký với người dân quy định mang rác từ 5 giờ chiều tới 10 giờ đêm nhưng nhiều khi vừa mới đi gom xong, xe vừa đẩy đi khỏi thì họ lại mang rác ra để", chị kể.
 
Hỏi về tiền lương thì các anh chị nửa đùa, nửa thật: "Lương thì "ổn định" lắm, đứng yên không nhúc nhích". Làm rác 6-7 năm nay, tiền lương vỏn vẹn hơn 5 triệu đồng mà vất vả nắng mưa, hôi hám, độc hại, lễ tết không có nên họ chỉ ước mong năm mới đồng lương cũng sẽ tương xứng với cực nhọc của công việc họ đang làm.
 
Chăm lo Tết cho công nhân vệ sinh
 
Đón[-]giao[-]thừa[-]ngoài[-]đường[-]bên[-]cây[-]chổi,[-]thùng[-]rác
Nữ công nhân quét rác trên đường Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM Ảnh: QUANG ĐỊNH
 
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM, cho biết đơn vị này lên kế hoạch chi tiết trong việc chăm lo Tết cho cán bộ công nhân viên năm nay.
 
Cụ thể, ngoài phần quà Tết tặng cho các cán bộ công nhân viên, với những công nhân phải làm việc trong những đợt cao điểm phục vụ rác Tết (từ 23 – 29 âm lịch và mùng 3 đến mùng 5 âm lịch) mỗi người còn được hỗ trợ thêm 50.000đ tiền cơm, riêng ngày 30 sẽ được hỗ trợ 150.000đ tiền cơm.
 
Ông Sơn cho biết, do doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực vệ sinh môi trường còn thấp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập cũng như đời sống của người lao động.
 
Ông Sơn cũng cho biết thêm việc chậm chi trả kinh phí trong công tác thu gom, vận chuyển rác, đấu thầu các dịch vụ công, nhất là việc ảnh hưởng của kinh tế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp đang hoạt động trên lĩnh vực vệ sinh môi trường đã và đang tác động không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao của đơn vị này.

Ông Nguyễn Thanh Sơn nói: "Với vai trò là những người đang thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực vệ sinh môi trường, chúng tôi cũng mong muốn người dân có nhiều thay đổi hơn trong cách ứng xử với môi trường theo hướng có lợi cho môi trường sống của chính chúng ta, nhất là trong dịp Tết cổ truyền. Khi nhà nhà, người người sum vầy đón Tết ấm áp, thì vẫn còn những người đang thầm lặng giữ gìn phố xá sạch đẹp, góp phần mang lại cái Tết tươi đẹp trọn vẹn hơn đến cho mọi người".

 
Cũng theo ông Sơn, trước hết, để góp phần mang lại một cái Tết có trách nhiệm, người dân có thể thực hiện những hành động đơn giản như phân loại rác thải tại nhà trước khi chuyển giao cho đội công nhân vệ sinh môi trường. Để rác đúng quy định, tránh bỏ rác bừa bãi, xả rác xuống kênh rạch hoặc đường phố.
 
Riêng trong dịp tết, có thể thực hiện lưu giữ rác trong nhà ngày 16 và 17-2 (tức mùng 1, 2 âm lịch), bỏ rác đúng nơi quy định và chuyển giao rác cho lực lượng thu gom đúng quy định. Làm được như vậy cũng đã góp phần giảm được nỗi vất vả cho những người công nhân vệ sinh môi trường nói chung và cho người công nhân quét rác nói riêng - những người đang hi sinh thầm lặng để vẽ lên màu xanh cho thành phố thân yêu.
 
Về lợi ích lâu dài, những hành động nhỏ nhưng đầy trách nhiệm sẽ góp phần giúp thành phố tiết giảm ngân sách phải chi trả cho hoạt động thu gom, xử lý rác thải và bảo vệ môi trường sống của mọi người.
(Theo MINH HUỲNH - VŨ THỦY/TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đón giao thừa ngoài đường bên cây chổi, thùng rác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI