Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Giữa cái nắng của mùa hè, cụ già đã ngoài 70 tuổi cố tìm cho mình một bóng râm khi đứng trước địa điểm
Cái tên đặc biệt
Không như nhiều sĩ tử khác, nữ sinh Lưu Huệ Thương mồ côi cả bố lẫn mẹ, sống với ông bà từ khi 6 tháng tuổi. Đến nay, bước vào kì
Nói về đứa cháu gái của mình, ông Chỉnh kể: “Gặp mối tình trắc trở nên con gái tôi sinh cháu Thương và nuôi con một mình, Nhưng khi cháu Thương được 6 tháng thì mẹ cháu lưu lạc và từ đó không về. Hai ông bà già phải chăm sóc cho đến tận bây giờ”.
Ông Chỉnh rất buồn mỗi khi nhắc về con gái và cháu.
Ông Chỉnh chia sẻ với chúng tôi về nguồn gốc cái tên Lưu Huệ Thương của cháu gái mình. Chữ “Lưu” có nghĩa là mẹ Thương đi lưu lạc và mất tích không về, chứ “Thương” là ông mong muốn mọi người yêu thương, quý mến cháu gái của mình. Nói đến đây, ông Chỉnh ngồi lặng lẽ nhìn về phía dòng xe cộ đông đúc, như nhớ về người con gái lưu lạc của ông cũng như thương biết bao đứa cháu gái mồ côi từ nhỏ.
Ông Chỉnh cho biết, Thương học rất tốt, 12 năm liền đều đạt học sinh giỏi của trường THPT Phú Xuyên B. Năm ngoái, Thương nhận được học bổng chương trình Chung một ước mơ ở TP.HCM.
“Mồ côi từ nhỏ, Thương rất chăm chỉ và hiền lành, lúc nào cũng có ý thức học tập. Cháu thường nói với tôi, cháu phải học giỏi để mai sau kiếm tiền phụng dưỡng ông bà”, ông Chỉnh tâm sự.
73 tuổi đưa cháu đi
Vượt qua chặng đường hơn 50km trên chiếc xe máy cũ, tay lái không còn vững nhưng ông Chỉnh vẫn cố gắng đưa cháu lên TP Hà Nội, thuê một phòng trọ ở khu vực đường Nguyễn Khang để hai ông cháu ở trong đợt thi.
“Năm nay đã 73 tuổi, nhiều người khen tôi đi xe máy giỏi, nhưng thực chất thì chân tay cũng run rẩy làm rồi. Đi vào đường nội thành là hoa cả mắt, hai ông cháu đi từ nhà lên đến chỗ thuê trọ mất gần 3 tiếng đồng hồ” ông Chỉnh nói.
Lên đến trung tâm thành phố, hai ông cháu vào tìm thuê căn phòng trọ với giá 500 nghìn cho 3 ngày.
Năm nay, Lưu Huệ Thương đăng ký dự thi vào trường đại học sư phạm Hà Nội khối A và trường đại học Y Hà Nội khối B. Nhiều lần ông bà đau ốm nằm liệt giường, Thương nói sẽ cố học để làm bác sĩ, chữa bệnh cho ông bà.
Ngày 8/7 tới, ông lại đưa cháu đi dự thi tại trường đại học Y Hà Nội.
Vừa rồi, ông Chỉnh cũng đã chở Thương lên trường đại học sư phạm Hà Nội thi thử đại học. Lần thi thử đó, Thương đạt 25 điểm khối A khiến ông bà rất mừng.
Ông Chỉnh chia sẻ: “Hôm hai ông cháu lên trường dự thi, bà ở quê gọi điện lên bảo không ngủ được vì lo cho hai ông cháu, không biết trên đó hai ông cháu ăn ngủ thế nào, có đảm bảo không”.
Kết thúc đợt thi khối A, ông Chỉnh và cháu về quê nghỉ mấy ngày, rồi lại tiếp tục lên dự thi tại trường đại học Y Hà Nội. Vất vả, tốn kém, nhưng cụ ông 73 tuổi vẫn gắng gượng hết sức vì con đường học hành của cháu gái mình.
“Cháu đỗ đại học thì vừa mừng, vừa lo. Bởi đi học xa nhà tốn kém lắm, không biết thân già này còn gắng gượng được bao lâu để nuôi cháu nữa”. Ngoài khoản tiền lương của ông Chỉnh, hai ông bà làm thêm mấy sào ruộng để có thêm thu nhập, kiếm đồng ra đồng vào từ luống rau, luống cà.
Nỗi khổ của
Nhiều tỉnh thành xa Hà Nội đưa con đến dự thi, với nhiều gia đình là cả một sự khó khăn rất lớn. Con thi, bố mẹ sốt ruột. Trong buổi thi đầu tiên, Hà Nội nắng gay gắt, lo cho con nhiều bậc phụ huynh đội nắng chờ con làm xong bài thi rồi mới về cùng.
Anh Nguyễn Huy Tuyến (Thanh Hóa) chia sẻ: "Con làm bài thi những bố mẹ ngồi ngoài này cũng sốt ruột lắm, không yên tâm đi về phòng trọ được. Trời nắng nóng, cố kiếm cái bóng râm để đứng đợi con".
Vượt hàng trăm cây số đưa con đi thi, anh Hùng (ở Tuyên Quang) không giấu nổi sự lo lắng khi cậu con trai đang làm bài thi tại điểm