Con gái cướp biển lập chùa cầu phúc trên đảo Hải Tặc
(09:17:03 AM 24/10/2012)Nhân chuyến công tác ra đảo, tôi tò mò tìm gặp cho kỳ được. Trái với ý nghĩ dữ dội trước đó, con ruột của thành viên hải tặc là một người hiền lành, mở lòng và đặc biệt hiếu khách. Chúng tôi không khỏi cảm động khi biết thêm rằng, chính hậu duệ của cướp biển lại là người dựng nên ngôi chùa duy nhất trên quần đảo mà trước kia là thủ phủ của cướp biển.
Diện kiến hậu duệ cướp biển
Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến nhà bà ở mạn Tây hòn Đốc (hòn lớn nhất trong quần đảo Hải Tặc). Nghe tiếng gọi, một người già từ trong nhà mau mắn bước ra. Trước mắt chúng tôi là bà cụ dáng thấp, tóc bạc cước, khuôn mặt thánh thiện và phúc hậu đến lạ.
Bên bàn ghế đá yên vị trông ra mặt Tây hòn Đốc, từng tràng gió nhẹ xô sóng rì rào, câu chuyện về cuộc đời, và thuở khai hoang lập nên ngôi chùa duy nhất trên đảo được bà chia sẻ.
Bà Mười tên thật là Nguyễn Thị Gái, nhưng người dân trên đảo vẫn thân thiện gọi bằng cái tên Nam bộ là bà Mười Bầu. Nhưng từ khi bà tự xây nên ngôi chùa duy nhất ở hòn Đốc, bà được gán thêm một cái tên bà Mười “chùa”.
Bà Mười sinh năm 1929, quê gốc mãi tận trong hòn Chông, tỉnh An Hà xưa (nay thuộc hòn Chông, Kiên Lương, Kiên Giang). Thuở biết khôn bà đã thấy mình cùng cha mẹ và các anh em sống trên Bãi Bổn (nay là ấp Bãi Bổn, đảo Phú Quốc).
|
Dù đã 86 tuổi, bà Mười vẫn vui sống ở hòn Đốc, thuộc Quần đảo Hải Tặc |
Cha bà là một người thao lược võ nghệ, từng tham gia băng cướp biển trên khắp các hòn đảo thuộc Vịnh Thái Lan nên thông thuộc vùng biển này như con rái cá. Những ký ức về người cha, bà không còn nhiều lắm, vì đó là những chuyện cũ của một thời hỗn mang, qua những lời kể của mẹ mình mà thôi.
Bà Mười mang 2 dòng máu, cha người Việt Nam, mẹ người Thái Lan. Cha bà tên là Nguyễn Thanh Vân, người phốp pháp, tinh thông võ nghệ, dù ngang tàng nhưng sống rất nghĩa hiệp. Ông Vân phiêu bạt khắp nơi trong vùng biển này, không hòn đảo nào mà ông chưa đặt chân tới.
Những tháng ngày ngang dọc đó đây trên biển, mà ông dần giao du với đám phỉ tứ phương, rồi chặn tàu bè để cướp bóc. Ông được mệnh danh là tên cướp biển trứ danh, lặn biển như rái cá, nhảy tàu bè như trên bộ.
Một lần, bước chân giang hồ của ông phiêu bạt đến đất Thái Lan thì gặp mẹ bà, một người con gái tuyệt sắc. Rồi cả hai dắt nhau về Việt Nam, họ quyết định đến đảo Phú Quốc xây dựng tổ ấm và bà Mười chính là kết quả của mối tình không biên giới đó.
Thời chính quyền Ngụy cuộc sống hết sức khó khăn, bọn lính hay lùng sục bắt bớ. Năm 1956 gia đình bà lại dong thuyền theo hướng Đông vào quần đảo Hải Tặc. Bà Mười nhớ lại:
“Tui cũng không nhớ nhiều lắm về những câu chuyện của ông ấy (cha bà), vì ổng đi hoài. Tui chỉ nghe mẹ tôi kể lại rằng, hồi đó cùng làm nghề như ổng còn có các ông Sáu Minh, chú Năm Lộc, bác Năm Bùn (đều là những người sống trên những hòn đảo hoang thuộc Vịnh Thái Lan).
Nhưng cũng thật lạ, ngang tàng là vậy, nhưng gần nửa cuối cuộc đời cha bà “gác kiếm” từ nghề, sống cuộc đời lương thiện và đi tu theo đạo Cao Đài và yên nghỉ ở chính quần đảo là “đại bản doanh” một thời của mình.
Ngoài bà Mười ra, hiện trên quần đảo Hải Tặc không còn ai là nhân chứng của một thời hỗn tạp ấy nữa. Trong nhiều ngày bách bộ đi tìm hiểu câu chuyện cướp biển, mong lý giải vì sao lại xuất hiện cái tên quần đảo Hải Tặc chúng tôi đã đến nhiều đảo, gặp những người cố cựu nhất ở nơi đây nhưng tất cả đều lắc đầu.
Và cùng chung câu trả lời rằng, nghe ông cha kể lại trước kia vùng biển này từng có cướp biển hoành hành mà thôi. Hiện cũng chẳng có sử sách nào ghi lại cụ thể. Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại gán cho những hòn đảo này danh đầy ám ảnh “quần đảo Hải Tặc”.
|
Chùa Sơn Hòa Tự trên hòn Đốc, Quần đảo Hải Tặc |
Rồi một thời từng là tên gọi chính thức cho 18 hòn lớn nhỏ ở vùng biển Tây Nam. Hiện nay tấm bia chủ quyền mang tên Quần đảo Hải Tặc vẫn nằm phía Tây đảo hòn Đốc là minh chứng cho một thời hỗn tạp đó.
Theo nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt (Hà Tiên) thì sự thực, trong lịch sử đã tồn tại nạn cướp biển ở vùng biển Tây Nam. Đỉnh cao là băng cướp “Cánh Buồm Đen” với biệt hiệu là cái chổi hòng quét sạch tàu thuyền qua lại vùng biển này.
Tuy nhiên cho đến đầu thế kỷ 20 thì chỉ còn là những dư âm mà thôi, không còn mạnh như trước nữa. Sơ lược lịch sử giai đoạn này chúng ta thấy, từ khoảng năm 1700 - đầu thế kỷ XVIII, thời kỳ Mạc Thiên Tích (con của Mạc Cửu, người khai phá xứ Hà Tiên) làm Tổng binh trấn Hà Tiên, ông đã biến vùng đất Tây Nam nước ta phát triển cực thịnh.
Hà Tiên trở thành một thương cảng sầm uất, nơi cập bến của những đội tàu buôn Đông - Tây (sử còn ghi). Những con tàu của thương nhân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha chở gốm sứ, rượu sang đổi sản vật, tơ lụa ở Châu Á đều phải đi qua vùng biển này.
Trên vùng biển kín của Vịnh Thái Lan nhiều hòn lắm đảo, lại nằm trên đường trung chuyển, vô tình trở thành điều kiện lý tưởng để các băng cướp biển tìm đến trú ngụ. Rồi cái tên băng cướp Cánh Buồm Đen - nỗi khiếp đảm xuyên thế kỷ cho các đội tàu bè cũng xuất hiện từ đó.
Theo sử liệu thời Mạc Thiên Tích thì băng cướp này án ngữ vùng biển Nam từ hồi cuối thế kỷ XVIII, nhưng “dư âm” thì mãi đến đầu thế kỷ XX mới tan rã. Và “góp phần” làm nên cái danh hải tặc cho một vùng hải đảo như ngày nay, trong đó có người sinh ra bà Mười “bầu”.
Cha cướp biển, con gánh đá lập chùa
Trở lại câu chuyện với hậu duệ của hải tặc. Khi đến quần đảo Hải Tặc, gia đình bà Mười chọn hòn Giang để ở. Tuy nhiên vì hòn này quanh năm gió chướng, cha mẹ mới đưa cả gia đình chuyển đến hòn Đốc cố cư cho đến nay.
Rồi cha bà mất, anh em lập gia đình mỗi người một phương. Là thế hệ đầu ra khai phá đảo, cuộc sống khó khăn đủ bề, chưa nói phải chống chọi với thiên tai, bão biển. Hồi đó cả đảo lóp ngóp dăm ba cái nhà lá dừa chứ không phải trên một nghìn dân như bây giờ.
Bà Mười cũng có chồng nhưng ông chẳng may mất sớm, bà ở vậy, tự túc phát rừng dựng nhà, xẻ núi làm đường, xuống biển chăng lưới mưu sinh. Khi cuộc sống tạm ổn, dân ra đảo nhiều hơn thì cũng là lúc chế độ Ngụy do Ngô Đình Diệm bành trướng.
Chúng đưa máy bay, tàu chiến ra dựng lô cốt trên đảo hòn Đốc làm căn cứ quân sự. Bà Mười nhớ lại: “Chúng tôi đã chạy từ Phú Quốc ra đây mong tránh tai ương, địch họa, nhưng chỉ vài ba năm sau bọn chúng lại theo tới”.
Xứ đảo yên bình lại ầm ì tiếng nổ của tàu sắt, súng ống lĩa chĩa biển xanh, trực thăng ngày ngày dội vạt ngọn dừa trên đảo, dân tình ai nấy đều chắc mẩm lo lắng rồi chiến tranh sẽ ra đến đây mất. Những lúc đó bà con trên đảo chỉ còn cách cầu nguyện, mong cho an bình đến. Từ sâu thẳm trong tâm bà, ý định lập chùa nảy sinh.
Câu chuyện lập chùa lúc đó của bà cũng trăm bề nhọc nhằn, thiện ý của bà bị cản trở rất nhiều, vì chế độ cũ do Ngô Đình Diệm lúc đó chủ trương bài Phật giáo gắt gao. Việc lập chùa đã khó, huống hồ ý tưởng đó lại là của một người phụ nữ nhỏ thó, thấp bé hạt tiêu như bà Mười.
Với hai bàn tay trắng, ban đầu bà cũng ái ngại. Nhưng rồi thương bà con không nơi hương khói, cầu nguyện, bà lại quyết tâm xây chùa. Đầu tiên bà tìm đến nơi cao nhất trên hòn Đốc quyết định nơi dựng chùa, đó là một nơi trông ra biển Tây, bốn bề gió lộng.
Không quản khó nhọc, đích thân ngày xuống bãi vục cát, đêm cạy đá núi rồi gùi lên lưng chừng đồi. Để có vữa xây bà đi hái cây rau, bắt con cá đổi cho bọn lính Ngụy ở đồn bốt. Thời gian qua đi, chẳng mấy chốc ngôi chùa khang trang hoàn thành, cái tên Sơn Hòa Tự ra đời.
Đoạn bà Mười nói như giải thích: “Tôi đặt tên chùa với ý nghĩa “Sơn” là núi, “Hòa” là yên hòa, hòa bình, “Tự” vừa là chùa nhưng cũng là do tự mình dựng nên. Ngôi chùa lập ra là mong muốn bà con trên đảo có cuộc sống yên bình, hòa hợp.
Sẽ không còn chiến tranh, không còn cướp biển gây chết chóc đau thương nữa”. Rồi chừng như thấy được thiện ý của bà, từ đó bọn Ngụy không hoạnh họe gì nữa, mà càng thêm kính trọng bà Mười. Từ khi có chùa, người dân ở các hòn lân cận có mong muốn khấn Phật đều tìm đến Sơn Hòa Tự của bà để hương khói.
Những người đi biển trước khi ra khơi cũng đến chùa cầu an, những người muốn tĩnh tâm thì đến Sơn Hòa Tự để gõ mõ. Bà nhấn mạnh: “Tui lập chùa duy chỉ cầu cho yên bình mà thôi, mong rằng sau này người trên đảo sống hòa thuận, không còn nạn cướp bóc, loạn lạc”.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, trên hòn đảo nằm sâu trong Vịnh Thái Lan, ngôi chùa bà Mười vẫn tồn tại như sự chế ngự lại cái ác. Nếu trên đảo từng có những con người làm phỉ, cướp biển thì cũng có con người lập chùa nhắc nhở nhân tâm hướng thiện.
Nghe chúng tôi “quở” bà đã lớn tuổi mà còn minh mẫn và tinh anh quá, bà lại cười: “Tui sống chỉ có chữ Đức thôi, thấy người dân có nơi lui tới cầu an là tôi vui rồi”. Đến cái tuổi xưa nay hiếm, tâm của bà vẫn sáng như thuở gian nan lập chùa, 86 năm vui sống thanh thản cùng ngôi chùa Sơn Hòa Tự trên đảo Hòn Đốc.
Và giờ đây người ta biết đến bà Mười “chùa” làm phước, gieo đức, sống hòa thuận chứ ít ai quan tâm bà là hậu duệ của một thành viên cướp biển, từng gây bao tai ương một thời ở vùng biển Tây tươi đẹp của Tổ Quốc.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.