Di sản xanh » Văn hóa
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:07:03 AM (GMT+7)
Giao lưu, giới thiệu tác phẩm "Đường 1C huyền thoại - Những bờ vai con gái"
(11:57:19 AM 26/04/2021)(Tin Môi Trường) - Ngày 25/4, kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản CAND - Cơ quan đại diện Cục Truyền thông CAND phối hợp với Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức buổi giao lưu, giới thiệu tác phẩm "Đường 1C huyền thoại - Những bờ vai con gái" của nhà văn Trầm Hương.
>> Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông >> Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ >> Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan >> Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực >> Lan tỏa khát vọng của những người con Bình Định xa quê
Buổi giao lưu có sự tham dự của 20 cựu thanh niên xung phong (TNXP) từng tham gia chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ trên cung đường 1C huyền thoại, cùng sự có mặt của đông đảo học viên, sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân và Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh…
"Đường 1C huyền thoại - Những bờ vai con gái" là một tác phẩm văn học phi hư cấu, được nhà văn Trầm Hương kể lại một cách chi tiết về con đường “Trường Sơn giữa Đồng bằng” 1C, từ ngày ra đời cho tới tháng 4/1975. Kể lại những gian khổ, vượt qua cam go khốc liệt trong đạn bom hủy diệt, sự hy sinh tuổi thanh xuân của lực lượng nữ Thanh niên xung phong (TNXP) trên con đường huyền thoại này…
Con đường 1C là tuyến đường tiếp nối đường Trường Sơn, từ miền Đông Nam bộ về tận mũi Cà Mau. Trên tuyến đường máu lửa này, những thanh niên từ 15 tới ngoài 20 tuổi với hơn 2/3 là nữ, đã dâng trọn tuổi xuân, làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, lương thực, đón bộ đội từ miền Bắc vào chi viện chiến trường miền Tây Nam bộ.... Từ năm 1966 đến 1975, các nữ TNXP 1C tuổi mười tám, đôi mươi đói ăn, thiếu mặc; mùa khô cõng trên lưng số hàng hóa gấp đôi trọng lượng cơ thể; mùa mưa lội sình, bùn, đẩy, kéo, bơi xuồng... chuyên chở vũ khí, khí tài về các tỉnh miền Tây Nam Bộ; đưa đường cán bộ, bộ đội ngược xuôi khắp các chiến trường Khu 8, Khu 9, đồng thời chiến đấu chống địch, bảo vệ kho tàng, căn cứ...
Để cắt đứt tuyến đường huyết mạch, địch đã dùng phi pháo, B52, Na-pan, xăng đặc, thám báo, biệt kích đánh phá suốt ngày đêm; chúng dùng cả chất độc da cam hủy diệt sự sống... Nhưng ở nơi “sắt thép phải tan chảy”, những người con gái đường 1C đã trụ lại và chiến thắng! Hơn 400 TNXP 1C đã hy sinh, rất nhiều trong số đó không thể tìm thấy hài cốt...
Rất nhiều người trở về sau chiến tranh mang thương tật, những di chứng vết thương chiến tranh nhức nhối, di chứng chất độc da cam, cuộc sống khó khăn thiếu thốn... Nhưng những con người cao đẹp dấn thân vào cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc năm xưa trong hòa bình vẫn sáng ngời phẩm giá, kiên cường vượt qua những ngày hậu chiến khó khăn, chống đói nghèo, tràn ngập tình yêu thương đồng đội, tìm lại hài cốt những liệt sĩ còn nằm lại trên tuyến đường máu lửa năm xưa...
Trong buổi giao lưu, những con người từ trang sách bước ra cuộc đời, là chứng nhân của tuyến đường lịch sử đã kể lại, chia sẻ những câu chuyện cảm động về những ngày bi tráng không quên.
Lòng yêu nước đã khiến những cô gái trẻ ra đi, dấn thân vào nơi tuyến đường ác liệt, được xem là “Trường Sơn giữa đồng bằng”, nơi sắt thép có thể tan chảy nhưng con người thì trụ lại để chiến đấu, lập nên những chiến công to lớn. Và vì thế, họ đối mặt không ít khó khăn, gian khổ, hy sinh, tổn thất.
Bà Lê Thị Út Mãnh, người con gái tham gia lực lượng TNXP tuyến đường 1C khi mới 16 tuổi, Đại đội trưởng Đại đội Hòn Đất, Kiên Giang xúc động nói: “Không ai nhớ và ghi chép hết, cũng không bút mực nào viết hết sự gian khổ, hy sinh của TNXP 1C…”.
Không chỉ đối mặt với sức mạnh chiến tranh hủy diệt của địch, những nữ TNXP trên con đường huyết mạch đồng bằng Nam Bộ còn phải chiến đấu kiên cường với bệnh tật, thiên tai, hiểm họa rình rập nơi con đường họ bám trụ.
Những câu chuyện và những kỷ niệm được các chị em TNXP kể lại với những cảm xúc bồi hồi, xúc động, gợi nhớ về một thời hào hùng và cũng đầy hy sinh gian khổ.
Cuộc giao lưu đã góp phần kết nối các thế hệ, để những người tuổi trẻ hôm nay hiểu thêm những hy sinh, mất mát của thế hệ đi trước, càng trân quý những ngày hòa bình.
Nhà văn Trầm Hương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh) là cây bút có nhiều thành công trong các tác phẩm viết về chiến tranh cách mạng. Và ở tác phẩm mới nhất của chị “Đường 1C huyền thoại - Những bờ vai con gái” - NXB Công an nhân dân, đã đoạt giải Khuyến khích trong cuộc thi tiểu thuyết, truyện, ký về đề tài “Vì An ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” lần thứ tư năm 2020 lại vừa được tái bản trong thời gian ngắn.
Một số hình ảnh buổi giao lưu:
Các cựu TNXP đường 1C huyền thoại
Các đại biểu, khách mời tham dự buổi giao lưu
Đ/c Trần Thanh Hà, P. Trưởng Chi N hánh NXBCAND phát biểu
Nhà văn Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM phát biểu
PGS.TS Nguyễn Tấn Phát – Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu
Học viên Trường ĐH ANND tham gia giao lưu
Nhà văn Trầm Hương ký trặng sách độc giả
Các cựu TNXP chụp ảnh lưu niệm cùng học viên Trường ĐH ANND.
THIÊN TƯỜNG
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.