Ca sĩ Khánh Ly: "Ở Mỹ, tôi từng làm nhân viên vệ sinh"
(10:08:20 AM 15/09/2015)Về nước 10 ngày, danh ca Khánh Ly đi khắp nơi từ thiện, giao lưu với khán giả và biểu diễn. Một người đã vào tuổi “thất thập cổ lai hy” mà sức làm việc vẫn dẻo dai như vậy quả thật đáng nể. Nhưng ai từng gặp bà, nghe bà chia sẻ về cuộc đời sẽ hiểu phần nào Khánh Ly lại mạnh mẽ đến vậy. Mọi lời khen ngợi và ca tụng của khán giả, bà đều xua tay và tự nhận mình là người phụ nữ tầm thường với một giọng ca bình thường.
Danh ca Khánh Ly tiết lộ bí quyết trẻ đẹp là nhờ sống lạc quan.
Chồng mất, tôi như đóng băng
- Sau khi chồng mất, bà vẫn đi hát đều, ra mắt tự truyện "Đằng sau những nụ cười", vậy mà nhiều người nói, Khánh Ly suy sụp, không thể hát được nữa. Bà có thể chia sẻ về điều này?
- Khi ông Đoan mất, người tôi như đóng băng vậy. Tôi không tin được, người vừa nói chuyện với mình vài phút trước lại bỏ mình ra đi mãi mãi. Tôi suy sụp, đau chứ nhưng cuộc sống là thế, sống chết vô thường và đã là quy luật sinh tử thì mình phải chấp nhận. Mình chấp nhận vượt qua nghịch cảnh. Nhìn ra xung quanh, không phải một mình mình là người mất mát, còn nhiều người khổ hơn thì tại sao mình lại buông xuôi? Tôi nghĩ ông ấy chỉ đi trước tôi một bước thôi. Có lẽ ông Đoan sẽ chờ tôi ở đầu con đường nào đó. Ai chẳng có một cõi đi về.
- Đa số những người ở tuổi bà đều thay đổi tính cách khi mất mát người thân. Bản thân bà thì sao?
- Tôi thấy mình không thay đổi gì cả, có điều, trước đây tôi và ông ấy thỉnh thoảng đi ra ngoài với nhau, giờ tôi ít khi ra ngoài. Đời sống hữu hạn, tình yêu vô cùng, người ra đi không bị quên lãng hay tình yêu bị mất đi nên tôi vẫn nghĩ: “Một người đi bằng mười người ở lại”.
Giọng ca Khánh Ly gắn liền với nhạc Trịnh Công Sơn.
- Bạn bè nhận xét, Khánh Ly giản dị lắm, không như người ta tưởng tượng về ca sĩ nổi tiếng. Bà có thể chia sẻ về cuộc sống ở Mỹ?
- Cuộc sống của tôi bình thường. Tôi yêu ngôi nhà của mình, nhỏ nhưng ấm cúng, chất chứa bao nhiêu nụ cười, nước mắt. Về đây, tôi thấy mọi người có nhà lớn khủng khiếp, nhà tôi chắc chỉ bằng cái bếp trong đó thôi nhưng đó là nhà tình, nhà nghĩa. Vợ chồng tôi mua từ năm 1980, đã sống ở đó gần 40 năm và tôi sẽ ở đó đến chết.
Khánh Ly ở ngoài đời cũng là người phụ nữ của gia đình. Tôi cũng phải làm hết các việc nấu ăn, rửa chén, đổ rác… Ngày chồng còn sống, việc gì tôi không làm được, mới nhờ đến ông ấy. Không phải tôi tự cao tự đại, chỉ là muốn làm hết để chồng và con sướng. Ca sĩ cũng chỉ là nghề, về nhà mình là người vợ và mẹ, không thể mang danh đó mà sống.
Ngày đầu đặt chân lên đất Mỹ, bạn biết việc đầu tiên tôi làm là gì không? Làm nhân viên vệ sinh cho một trường tiểu học. Tôi không cảm thấy đó là công việc hổ thẹn và cần phải giấu giếm. Lúc đấy mình chỉ biết kiếm tiền nuôi con chứ còn thời gian đâu mà nghĩ đến Khánh Ly hay khánh chén. Ly hay chén gì thì vào hoàn cảnh đó cũng phải dẹp hết. Hiện nay tôi sống cùng gia đình con gái thứ ba và cháu ngoại. Cứ xa cháu vài ngày là nhớ nhung vô cùng.
Ở Việt Nam tôi có 2 người giúp việc đỡ đần nhưng không có cũng không sao. Tôi biết làm việc nhà từ khi 12 tuổi. Lúc đó, tôi sống cùng mẹ và cha dượng trên Đà Lạt, dù có vú nuôi nhưng mỗi ngày bà đều giao cho tôi cái làn và 80 đồng đi chợ. Tôi tự lên 4 món buổi trưa và 4 món buổi chiều cho gia đình. Trước khi đi học phải giặt 2 chậu quần áo to.
Nghĩ tôi có gì với Trịnh Công Sơn là sai lầm
- Mồ côi cha từ nhỏ nên phải sống cùng mẹ và cha dượng, hẳn đó là một mất mát lớn với cô bé Khánh Ly?
- Bố mất khi tôi mới 5 tuổi nhưng ấn tượng về ông trong tôi rất mạnh. Chính ông là người đầu tiên tập hát cho tôi. Vì thế khi ông ra đi, tôi tủi thân lắm.
Những bài hát như Chiều vàng, Con thuyền không bến… tôi thuộc là do nghe bố hát suốt trên đường cõng tôi chạy loạn. Tiếng hát ấy đã in đậm vào tâm trí tôi. Thành ra có nhiều người hỏi tại sao tôi nhớ bài Chiều vàng như thế. Nhờ tình yêu nhạc được truyền từ cha, tôi đi hát và trong cuộc đời này, tôi không làm được gì ngoài ca hát.
Khánh Ly mạnh mẽ và gan lì từ nhỏ.
- Vì tủi thân khi sống với mẹ và cha dượng, đó có phải lý do từ năm 12 tuổi bà đã dời nhà đi hát?
- Không. Do tính tôi bụi đời thôi. Bề ngoài tôi nữ tính thế chứ tính tình như con trai. Tôi thích leo trèo, nghịch ngợm nên bị mẹ với dượng đánh hoài. Mà ghê lắm, bị đánh hoài nhưng không bao giờ khóc. Chỉ khi nào trèo lên cây trứng cá sau nhà, tôi mới khóc một mình.
Tôi đi hát, mẹ tôi và dượng đều không đồng ý nên khi tôi bỏ nhà đi thì mẹ giận lắm, thậm chí còn từ mặt luôn. Đi nhờ chiếc xe chở bắp cải để xuống Sài Gòn, quả thật, tôi gan hơn cả con trai. Đến giờ vẫn thường tự hỏi tại sao người ta lại cho tôi đi nhờ.
- Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chính là người phát hiện ra và đưa Khánh Ly đến với công chúng. Mặc dù bà không thừa nhận giữa mình và nhạc sĩ có tình yêu mà chỉ là tình bạn, tình đồng nghiệp nhưng làm sao để lý giải sự gắn bó giữa hai người?
- Nhiều người cũng hỏi tại sao tôi đang hát ở Đà Lạt có cát-xê mà chịu đi biểu diễn không công với ông Sơn. Đó, lại do tính bụi đời của tôi. Mặt khác, tôi thích nhạc của ông Sơn lắm! Tôi chơi chung với đám bạn của ông Sơn, toàn đàn ông và là những người dễ thương. Chỉ có mình tôi là con gái nhưng tôi không dính tới chàng nào. Họ coi tôi như một thằng đàn ông. Có lẽ tính tôi không khách sáo, thẳng thắn nên mấy ông thương.
Ông Trịnh Công Sơn đối với tôi hơn hết như một người cha. Ông đã lôi tôi ra ánh sáng. Nếu không có ông ấy, tôi vẫn là con bé Khánh Ly đen nhẻm ở Đà Lạt. Ai nghĩ tôi và ông Sơn có gì đó là sai lầm. Mà tội nghiệp cho ông, tại sao lại yêu một người xấu xí như tôi. Xung quanh ông có biết bao người đẹp.
Ông Sơn và tôi sở dĩ giữ được tình cảm lâu dài vì khi hát nhạc ông, tôi rất trân trọng. Tôi chăm chỉ tập luyện, hát đến khi nào được mới thôi. Tôi nhớ trong lần sang Canada, tôi tập hát bài Tôi ơi đừng tuyệt vọng cùng ông ấy từ chập tối đến tận sáng hôm sau. Ông ấy có thể nhịn ăn, tôi cũng có thể nhịn ăn tập hát, vì thế ông ấy thương tôi. Bây giờ, tôi về nước sau nhiều năm mà vẫn được mọi người thương là vì ông Trịnh Công Sơn. Mọi người thích nhạc Trịnh mà tôi là người hát nhạc của ông Sơn bền bỉ nhất, thủy chung nhất.
- Bây giờ điều bà mong ước nhất là gì?
- Tôi mong ước có sức khỏe để làm thêm nhiều việc có ích cho xã hội. Tôi không nghĩ mình làm cái gì to tát mà chỉ góp phần giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Ông Sơn nói rất đúng: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”. Khi mình giúp đỡ người khác cũng là tạo niềm vui cho chính mình.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
- WWF tiếp tục truyền thông, khuyến cáo “giảm nhựa” dành cho người tiêu dùng
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.