»

Thứ năm, 09/01/2025, 12:27:00 PM (GMT+7)

Tranh luận về lời xin lỗi của vị GS Mỹ

(13:52:00 PM 23/02/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngay sau khi vị Giáo sư đang “nổi như cồn” Joel Brinkley, hiện giảng dạy báo chí tại Đại học Stanford (Mỹ) lên tiếng xin lỗi trước làn sóng chỉ trích dữ dội của độc giả trong lẫn ngoài nước nhắm vào bài viết chứa đựng nhiều thông tin sai lệch về VN của ông; dư luận lại một lần nữa tiếp tục “dậy sóng”.

Trong bài viết gây tranh cãi của mình (Dù ngày càng thịnh vượng, thú ẩm thực ở VN vẫn khác thường) đăng tải cuối tháng 1/2013 trên tờ Chicago Tribune (Mỹ), GS Joel Brinkley tạo cho người đọc cảm giác người VN dường như đã ăn thịt hết mọi loài động vật hoang dã.

 

Cựu phóng viên tờ New York Times quy kết VN là “một quốc gia hung hăng” do đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh trong suốt chiều dài lịch sử của mình.

Giáo sư từng đoạt giải báo chí danh giá Pulitzer sau đó đã biện giải rằng tính cách “hung hăng” của người Việt là do họ thích ăn thịt, đặc biệt là thịt chó, thịt chuột và chim chóc.

Đất Việt đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi, tranh luận của độc giả.

Lên án bài viết nói quá sự thật biến “Con kiến thành con voi”?

Rất nhiều độc giả bày tỏ suy nghĩ, sự giận dữ, bức xúc trước thông tin bài báo đưa ra và cả lời xin lỗi đã được nói ra của vị Giáo sư.

Độc giả Trần bức xúc: “Dựa vào đâu mà vị Giáo sư này nhận định người Việt Nam ta hiếu chiến, hung hăng, gây chiến tranh xâm lược Campuchia, chiến tranh với Trung Quốc. Đúng là định kiến rõ ràng với Việt Nam”.

Độc giả Sam cho biết: “Tôi có đọc qua bài viết mà Giáo sư này viết. Thật sự là không đúng sự thật, toàn nói những lời nói quá lên. Như con kiến thành con voi vậy. Tôi đề nghị vị Giáo sư này sống ở Việt Nam nhiều hơn để biết khi ra đường vẫn nhìn thấy những loài động vật như chó, mèo, gà mà vị Giáo sư này nói khi ra đường không nhìn thấy”.

Độc giả với nickname Gọt Bút còn phân tích rất rõ: “Bài viết của vị Joel Brinkley kia đã lợi dụng hiện tượng ăn thịt động vật hoang dã để bôi nhọ và xúc phạm Việt Nam và văn hóa Việt Nam. Theo tôi thấy ông ta không hề xin lỗi về điều này mà chỉ xin lỗi về lập luận không chính xác khi nói "ăn thịt làm cho người ta hung hăng hơn".

Việc chúng ta có vấn đề về bảo tồn động vật hoang dã hay thói quen ẩm thực của người Việt như thế nào hoàn toàn không cần đến Brinkley đánh giá hộ. Ông ta có thể không thích hay có ý kiến thì là việc của ông ta, nhưng không được phép lợi dụng hiện tượng mà ông ta nghe nói để viết một bài báo có tác động đến nhiều người đọc khác làm méo mó hình ảnh của Việt Nam.

 

Bài[-]báo[-]có[-]nói[-]quá[-]sự[-]thật[-]biến[-]“Con[-]kiến[-]thành[-]con[-]voi”?
Bài báo có nói quá sự thật biến “Con kiến thành con voi”?

 

Chính như bạn nói, ra nước ngoài người ta nhìn Việt Nam với con mắt như thế nào phụ thuộc vào việc những bài báo người nước ngoài đọc, nếu chúng ta không biết bảo vệ, để những con người như Brinkley viết những bài báo như thế thì hình ảnh của Việt Nam sẽ tiếp tục méo mó hơn.

Hơn nữa, văn hóa ẩm thực mỗi nước đều khác nhau, không thể lấy tiêu chuẩn văn hóa ẩm thực của nước này áp đặt lên nước khác. Việc ăn thịt chó cũng vậy, không chỉ Hàn Quốc, Trung Quốc ... mà ngay cả châu Âu cũng ăn, dù là số lượng ít. Cũng như không ai lên án việc châu Âu ăn thịt ngựa, thịt thỏ là dã man.

Tóm lại, vấn đề bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam là một chuyện, tất nhiên chúng ta không cổ súy ăn thịt thú rừng và cần làm tốt hơn. Còn chuyện lợi dụng hiện tượng này để lấp liếm và đưa ra hình ảnh méo mó về Việt Nam đến nhiều người là chuyện khác. Vị "Giáo sư" này rõ ràng đã thành công trong việc lợi dụng các sự kiện ở Việt Nam để đưa ra một hình ảnh xấu xí về toàn thể đất nước Việt Nam, và việc này đáng lên án”.

Thậm chí, có độc giả còn coi đây là hành động thóa mạ cả dân tộc Việt của vị Giáo sư: “Chửi người ta, thóa mạ cả dân tộc người ta trước toàn thế giới, đến khi bị đông đảo dư luận đòi cho thôi việc ông ta mới bèn cất lời "xin lỗi". Chuyện rõ như ban ngày như vậy, có gì đáng "bàn", độc giả Trần Bình Định bày tỏ suy nghĩ.

Dư luận đừng than phiền, dậy sóng nữa!

Cũng có độc giả nhìn nhận thẳng thắn nội dung bài báo có phần đúng, có phần chưa như bạn Phạm Thúy Liên: “Bài báo của giáo sư Mỹ nêu trên nhiều nội dung không chính xác, nhưng nội dung người Việt Nam thích thịt thú rừng dẫn đến một số loài có nguy cơ tuyệt là hoàn toàn chính xác. Chúng ta cũng nên dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật. Theo tôi nguyên nhân chính đều xuất phát từ sự yếu kém của các cơ quan quản lý xã hội”.

Song cũng có nhiều độc giả đồng tình với những suy nghĩ, dẫn chứng trong bài báo gây nổi sóng dư luận.

Nguyễn Thành Luân chỉ ra: “Thật sự thì Việt Nam có những món ăn quái đản, điều đó nó làm cho chúng ta phải nhận lấy chiến tranh vì đó là nhân quả. Chẳng hạn như món "tiết canh". Bộ y tế cần phải cấm các món ăn như thế này”.

Cụ thể hơn, nickname Thầy Chạy còn đưa ra rất nhiều minh họa cụ thể cho việc đồng tình của mình: “Nếu ông Giáo sư Mỹ này đến VN chụp hình biển quảng cáo các quán ăn, thì chắc ông không viết lầm đâu? Ổng sẽ có hình chứng minh.

Đi hội chùa Hương thì thấy đủ các loại thịt rừng, ra Bắc thì thấy quảng cáo món rắn rết, chuột, chó, mèo...tiểu hổ. Còn vào Nam thì các quán ăn, rùa, rắn, cua đinh, cua đơ, chuột, đủ loại thịt rừng, thịt đồng, mễn chồn sóc...tiết canh bồ câu, máu rắn, tiết canh thỏ…Con nào có máu là làm tiết canh... Các quán ăn, đua nhau bán đủ thứ....thịt rừng, thịt ruộng.

Như vậy sao chúng ta còn chửi rủa than phiền chuyện có thật.”

Với những dẫn chứng sinh động này, xem ra dư luận không nên than phiền, dậy sóng nữa chăng?

Và để hướng tới một Việt Nam có “văn hóa” thì độc giả Nguyên Nguyên cho rằng: “Nếu bạn là người Việt đi ra nước ngoài, thật sự bạn sẽ nghe gì và những ánh mắt người nước ngoài nhìn bạn thế nào? Đúng là văn hóa Á đông nhưng đây là thế kỷ 21, thế kỷ bảo tồn và xây dựng sinh thái cơ học, chúng ta cứ theo tập tục đó sao?

Hiểu biết và nhận thức là cách thay đổi để người Việt Nam có văn hóa và giàu có như Singapore hay Nhật bản (tối thiểu là Thái Lan hay Malaysia) đó bạn ạ. Chúc bạn học hỏi nhiều điều hay hơn trong cuộc sống (không bàn luận chiến tranh hay văn hóa ở thời điểm hiện đại ngày nay)”.

Theo ĐVO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tranh luận về lời xin lỗi của vị GS Mỹ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI