»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:05:35 AM (GMT+7)

Việt Nam và Mỹ thảo luận về biến đổi khí hậu

(06:46:14 AM 31/03/2021)
(Tin Môi Trường) - Ngày 30-3, tại trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc trao đổi trực tuyến với Đặc phái viên của tổng thống Mỹ John Kerry về biến đổi khí hậu.

Việt[-]Nam[-]và[-]Mỹ[-]thảo[-]luận[-]về[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu

Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh - Ảnh: Bộ Ngoại giao

 
Hai bên đánh giá quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
 
Về vấn đề biến đổi khí hậu mà Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng trên thế giới, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hoan nghênh việc chính quyền Tổng thống Biden tăng cường cam kết và thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có việc Mỹ tái gia nhập Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
 
"Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, với chủ trương mạnh mẽ và quyết tâm chính trị cao, Việt Nam đã, đang và sẽ ủng hộ các cam kết quốc tế và hợp tác chặt chẽ với các nước để giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu, trong đó có tăng cường hợp tác với Mỹ", ông Phạm Bình Minh cho biết.
 
Đặc phái viên John Kerry khẳng định Mỹ tiếp tục coi trọng quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam, khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác và hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau và cùng có lợi.
 
Dưới thời chính quyền của tổng thống Donald Trump, ngày 4-11-2020 Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris - một thỏa thuận không mang tính ràng buộc giữa 190 quốc gia nhằm giảm phát thải khí nhà kính và hạn chế biến đổi khí hậu.
 
Sau khi đắc cử, Tổng thống Joe Biden đã đưa Mỹ quay lại hiệp định này.
 
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký năm 2015 yêu cầu các quốc gia trên thế giới kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5-2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Cho đến nay, nền nhiệt Trái đất đã ấm lên trung bình 1 độ C, khiến các đợt nắng nóng gây hạn hán và chết người xuất hiện nhiều hơn, các cơn bão nhiệt đới cũng ngày càng trở nên tàn khốc hơn.
(TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Việt Nam và Mỹ thảo luận về biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI