»

Thứ tư, 08/01/2025, 22:00:25 PM (GMT+7)

Chìm trong “cỏ thơm”: Trồng... cỏ tại gia

(12:44:51 PM 19/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Không chỉ dừng lại ở việc mua hút, nhiều “dân chơi cỏ” (hút tài mà) còn lén lút tự trồng “cỏ thơm” ngay tại nhà để thỏa mãn cơn nghiền, thậm chí là bán lại.

Chăm “cỏ” như chăm cây cảnh

 

T.L nhà ở H.Từ Liêm, Hà Nội, hiện đang là sinh viên năm nhất một trường ĐH ở Q.Đống Đa, cho hay: “Đã là dân chơi tài mà thì tên nào cũng ít nhất một lần được nhìn tận mắt loại cây này. Không những thế, tuyệt đại đa số dân dùng tài mà còn thuộc lòng cách trồng và chăm bón sao cho loại cây này nhanh lớn”. Theo T.L, trong mỗi gói “pin”, hay túi “cỏ thơm” chưa ép đều có chứa rất nhiều hạt cây cần sa. Số hạt trên khi gieo xuống đất ẩm đều nảy mầm. T.L cho biết thêm, cây tài mà dễ trồng, nhanh cho thu hoạch.

 

“Cỏ” được gieo trồng ngay ở ban công, trên sân thượng nhà riêng. Theo T.L, nguyên nhân chính để dân nghiện hứng thú với việc trồng “cỏ”, dù biết rằng có thể gặp nhiều rủi ro, là “cỏ” bán trên thị trường phần lớn đã qua pha chế, trộn lẫn nhiều tạp chất như keo dog, khiến sức khỏe cũng như trí nhớ người hút bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, nhiều “dân chơi cỏ” khác lại truyền tai nhau, muốn sức khỏe không bị tàn phá, chỉ còn cách tìm mua “cỏ xịn” mà dùng. Theo đó, “cỏ xịn” là phần nguyên búp non của cây cần sa. Loại búp non này được dùng tái, chứ không qua sơ chế hay phơi khô, nên độ độc hại là rất hãn hữu (?!). Tuy nhiên, giá thành của loại “cỏ xịn” này lên tới gần 2,7 triệu đồng/lạng và rất khó tìm mua. Kế đến là loại cỏ có lẫn hoa và hạt cây cần sa. Loại bình dân và chất lượng cũng kém nhất là cành, lá già được phơi khô, ép thành “pin”... Vì thế, nhiều “dân chơi cỏ” tìm cách trồng tại nhà để có “cỏ xịn” mà dùng.

 

 

 Chìm[-]trong[-]“cỏ[-]thơm”:[-]Trồng...[-]cỏ[-]tại[-]gia
Một vườn cần sa bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an TP.Hà Nội) phát hiện - Ảnh: Q.H

 

 

Trường hợp Q.C, học sinh lớp 10 một trường THPT ở Q.Thanh Xuân, thì do nhóm của cậu đều nghiện nặng, ngày phải làm vài cữ mới đủ “phê”, trong khi tiền mua “cỏ” không rủng rỉnh như mấy anh chị sinh viên nên cả nhóm tập trồng cần sa. “Cứ tưởng thế nào, hóa ra trồng “cỏ thơm” cũng dễ như chăm cây cảnh trong vườn. Chỉ việc nhặt hạt trong mấy túi “cỏ” mua được rồi gieo vào chiếc ống bơ đựng đất, sau đó thường xuyên tưới nước cho đất ẩm. Tới khi “cỏ” lớn được gần một gang tay thì bứng ra trồng riêng trong từng chậu cảnh. Sau chừng 3 tháng, cây cao quá đầu người lớn thì có thể thu hoạch”, Q.C bật mí…

 

“Thú thật với anh, sáng vừa ngủ dậy bước chân xuống giường, lục tìm ngọn “cỏ” vừa được hái rồi sấy tái chiều qua, đem bắn vài bi và làm ngụm nước chè thì đời này còn gì bằng”, cậu học sinh lớp 10 hào hứng khoe. Nhưng không lâu sau đó, Q.C bị bố mẹ theo dõi và bắt tại trận. Trong chớp mắt, những cây “cỏ” bị nhổ lên ném vào thùng rác. 

 

 

Chìm[-]trong[-]“cỏ[-]thơm”:[-]Trồng...[-]cỏ[-]tại[-]gia[-]1
Những mầm cây cần sa được Đ.A gieo trồng trong ống bơ - Ảnh: Minh Sang

 

 

Vừa để hút, vừa kinh doanh

 

Đ.A hiện là sinh viên năm thứ 2 một trường CĐ ở H.Sóc Sơn (TP.Hà Nội), quê Lào Cai, chẳng úp mở khi tôi đề cập tới việc nhờ mua hộ ít hạt cây tài mà về trồng thử: “Dưới xuôi thì mọi người ít biết loại cây này và gọi nó tài mà, “cỏ thơm”. Còn trên em loại cây này vẫn được đồng bào Mông trồng để lấy thân dệt vải, may quần áo và họ gọi đây là cây lanh mèo, lanh gai”. Vẫn theo Đ.A, nhiều nơi ở Lào Cai người ta chỉ chiết xuất lấy nhựa và dùng thân dệt vải. Còn ngọn, lá và hoa thì vứt bỏ, chứ chẳng hút như dưới thành phố. “Thú thật là ban đầu mới xuống học em cũng chẳng để ý đâu, nhưng sau thấy bọn trong trường, rồi cả lũ học sinh THPT gần đó hút nhiều nên mới bắt chước”, Đ.A nói lý do cậu ta dùng “cỏ thơm”.

 

Rồi trong một lần nhảy tàu về quê, khi xuống Đ.A đem theo cả ba lô ngọn cùng hoa có lẫn hạt cây “cỏ”. Ngọn và hoa được cậu đem chiêu đãi cả xóm trọ hút thả phanh gần tuần. Còn hạt được Đ.A lọc ra rồi phơi khô. “Nghiện “cỏ” rồi không có tiền mua thì khổ lắm, nên em nghĩ ngay ra cách trồng để hút dần. Nếu dùng không hết thì em bán”, Đ.A kể. Khi tôi hỏi bán có đắt hàng không, cậu này thật thà bảo: “Của mình là nguyên chất, trồng theo kiểu cây nhà lá vườn thì không có mà bán. Nhiều đứa không mua được, nên bảo em lần sau trồng nhiều vào rồi để phần cho chúng với”. Đề cập tới chuyện giá cả, thì Đ.A bảo “chỗ anh em bán rẻ như cho”, rồi lảng sang vấn đề khác. Tiếp đến, Đ.A kể lần đầu chưa có kinh nghiệm nên khi “cỏ” lớn được cỡ gang tay, cậu đã đánh ra trồng ở mảnh đất sau dãy trọ. Sau một đêm thức dậy, toàn bộ số “cỏ” trồng mới đã bị đám sâu bọ chén sạch. “Loại cây này khi nhỏ thân mềm và rất thơm, ngọt nên bọn chuột bọ khoái lắm. Những lần sau em phải bứng trồng ở trong chậu, tối đến đi ngủ thì mang vào nhà. Khi cây lớn được khoảng nửa mét thì mới đem trồng ở ngoài”, Đ.A kể.

 

Khi tôi ngỏ ý muốn được ngó qua “vườn cỏ”, Đ.A từ chối khéo. Cậu ta bảo vừa thu hoạch xong đợt trồng trong hè, lứa mới chỉ còn vài cây hãy còn bé, hiện đang đợi lấy thêm hạt về ươm.

 

 

Công an vào cuộc

 

Trao đổi với PV, trung tá Phạm Quốc Huy, Đội trưởng Đội tiền chất ma túy thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an TP.Hà Nội), cho hay trước sự lây lan, cũng như tình trạng sử dụng rộng rãi “cỏ thơm” trong giới học sinh, sinh viên, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ cùng các trường học trên địa bàn thành phố, thường xuyên tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng “cỏ”. Bên cạnh đó, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cũng liên tục kết hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ tổ chức nhiều chiến dịch truy quét.

 

Mới đây, ngày 7.9 đã phát hiện, lập hồ sơ xử lý hành chính 4 học sinh lớp 10 Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, có địa chỉ tại số 5 Phạm Sư Mạnh, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội, về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy. Theo đó, 4 học sinh này bị cơ quan công an phát hiện khi đang hút tài mà tại nhà vệ sinh tầng 1 của Trường THPT Đinh Tiên Hoàng. Tại hiện trường, cơ quan công an thu giữ tang vật gồm 0,210 gr cần sa. Trước đó, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cũng đã bắt giữ Đỗ Văn Hoàn (22 tuổi, trú tại phố Sơn Tây, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội), khi đang trên đường đi giao Boa “cỏ”. Tang vật thu giữ 384,9 gr cần sa. Qua đấu tranh, Hoàn khai trung bình mỗi ngày đi bán không dưới 100 gói “pin”. Người dùng chủ yếu là giới trẻ.

 

Theo trung tá Huy, không như các loại ma túy khác, với “cỏ” dân nghiền có thể hút bất cứ nơi đâu, nếu không thật tinh thì sẽ lầm tưởng người bình thường hút thuốc lá, thuốc lào. “Đây là một trong những khó khăn để loại trừ tình trạng sử dụng tài mà trong giới trẻ. Ngoài ra, quy định dân nghiền tàng trữ và sử dụng tới trên 1 kg thảo mộc cần sa thì mới bị xử lý hình sự, cũng là một bất cập”, trung tá Huy nói.

 


(Nguồn: Hà An/TNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chìm trong “cỏ thơm”: Trồng... cỏ tại gia

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI