Giao lưu trực tuyến
Chống ngập nước bằng hồ tại gia: Lại đẩy khó cho dân 
(14:21:20 PM 28/10/2015)
Mực nước ở đường Nguyễn Hữu Cảnh (TP.HCM) dâng cao gần cả mét sau cơn mưa chiều ngày 15.9- Ảnh: Đức Tiến
Tình trạng ngập nước do mưa và triều cường ở TP.HCM đã kéo dài nhiều năm nay. Dù thành phố đã dành nhiều nỗ lực và kinh phí “khủng” để phòng chống ngập, nhưng dường như càng chống càng ngập, chống được điểm này thì tăng thêm nhiều điểm khác. Nhiều hội thảo đã được tổ chức để tìm biện pháp khắc phục. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có ý kiến chỉ đạo thành phố tìm cách khắc phục.
Đề xuất “Chống ngập nước bằng hồ tại gia” đang được các vị tại trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TPHCM bảo vệ quyết liệt, thậm chí còn đòi nhà dân nào không xây hồ chứa sẽ không được hoàn công khi xây mới. Có chuyên gia còn chứng minh là kinh nghiệm này được vận dụng từ Úc và Hà Lan…
Tuy nhiên, nhiều nhà chuyên môn nhận định đề xuất này “không khả thi”, “khó thực hiện”, “tăng chí phí”, “không thể bắt buộc”… Người dân thì lắc đầu, bởi không ai muốn có “bom nổ chậm” trong nhà.
Nếu cho rằng chống ngập nước bằng hồ tại gia đã được Hà Lan và Úc áp dụng thì cũng chưa thể khẳng định sẽ thành công tại Việt Nam. Úc rộng lớn, dân thưa, nhà nào cũng là biệt thự thênh thang làm sao Sài Gòn, toàn nhà hộp diêm và chung cư xuống cấp (dù mới xây) rình sập, bắt chước được. Hà Lan thấp hơn mực nước biển nhưng được qui hoạch cực kỳ bài bản hệ thống thoát nước. Trong khi vấn đề này ở Sài Gòn và nhiều tỉnh, thành vẫn còn là bài toán nan giải nên không thể so sánh.
Tôi cũng là dân thành phố, dù ở chung cư cao cấp vẫn thấy rằng đề xuất đó là không tưởng. Nó thể hiện sự bế tắc trong quản lý, cách nào đó là sự đùn đẩy trách nhiệm, đẩy cái khó về cho người dân. Nếu thật lòng muốn được hiến kế và tôn trọng người dân, sao không hỏi ý dân khi lấp rạch, lấn sông, bít cống thoát nước…
Cống xả của sân bay Tân Sơn Nhất bị lấn chiếm bao nhiêu năm, chỉ bị phát hiện khi trung tâm điều độ bị ngập nặng. Sao không hỏi ý dân khi xây dựng các khu dân cư mới, khi qui hoạch thoát nước đô thị. Để bây giờ loay hoay chống ngập không được, mới sực nhớ hỏi dân.
Xin thưa, nếu cứ quản lý như hiện nay thì vô phương dù có thừa tiền cũng không thể. Chỉ còn cách duy nhất là tất cả làm nhà phao, nước ngập tới đâu nhà nổi lên tới đó. Hoặc thuyết phục di dân, lập thành phố mới, qui hoạch lại từ đầu. Nhưng cả hai “phương án” ấy đều không thể, trong khi thực tế ngân sách hạn hẹp nên cách làm càng phải cân nhắc và quyết liệt.
Tôi tin là các cấp quản lý đã có cách phòng chống ngập hiệu quả. Vấn đề là có dám bảo vệ quan điểm và kiên trì thực hiện hay không. Việc đầu tiên là phải trả lại hiện trường gốc của hệ thông kênh rạch thoát nước tự nhiên. Nơi nào lấp, bít phải phục hồi lại. Nếu cần, giải tỏa các khu dân cư đã trực tiếp và cả gián tiếp gây ngập. Việc phát triển và mở rộng thành phố phải tuân thủ nghiêm ngặt qui hoạch thoát nước.
Thứ hai là làm thêm các hồ chứa tự nhiên trong các công viên, các vùng trũng ngoại thành. Mở rộng cống thoát, không để rác bồi lấp và xây thêm hệ thống thoát liên hoàn dưới các mặt đường.
Thứ ba là đắp đê (như Hà Lan) và sử dụng máy bơm công suất lớn để thoát nước ở các trọng điểm ngập.
Thứ tư là thay đổi nhận thức và trách nhiệm của con người, từ lãnh đạo quản lý cho đến mọi người dân.
Bốn việc này nói thì có vẻ giản đơn nhưng thực hiện rất khó. Khó, không có nghĩa là không làm được. Con người là thủ phạm gây ra ngập thì chính con người phải tìm cách khắc phục, sửa sai và không để sai lầm lặp lại. Khó, nhưng phải làm vì không còn cách nào khác. Phải đồng tâm hiệp lực để giải quyết. Xin đừng đẩy khó cho dân!
Bao giờ người dân TP.HCM mới hết khổ vì triều cường ngập nhà, ngập đường? - Ảnh: Phạm Hữu
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
-
Giải cứu cây xanh
-
Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
-
Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
-
Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
-
Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
-
Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
-
Phong tỏa vô tội vạ
-
Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.
.jpg)