»

Thứ năm, 21/11/2024, 14:34:01 PM (GMT+7)

Độc đáo mô hình nuôi rắn thả vườn

(13:59:29 PM 17/11/2011)
(Tin Môi Trường) - “Nếu so với một người làm 40 – 50 công ruộng chưa chắc đạt hiệu quả cao bằng… 1 công đất vườn dùng để nuôi rắn của gia đình tôi”- anh Chau Sóc Kim, người dân tộc Khơ-me ở ấp An Thuận (xã Châu Lăng, Tri Tôn-An Giang), tự tin khẳng định về mô hình mà anh đang thực hiện.
Vợ chồng anh Chau Sóc Kim và chị Nguyễn Thị Diễm Châu đến với nghề nuôi rắn thả vườn trong một dịp tình cờ. Cách đây khoảng 4 năm, anh Kim bị bệnh tai biến mạch máu khiến sức khỏe giảm sút. Do không thể làm việc nặng nhọc nên anh buộc phải tìm công việc nhẹ nhàng hơn để có tiền nuôi 3 đứa con ăn học và chăm sóc mẹ già.
 
Lúc này, nhận thấy những loại rắn hoang dã như hổ hèo (còn gọi là gáo trâu), sọc dưa, gáo thường, hổ hành… có giá bán rất cao nhưng nguồn cung ngoài tự nhiên ngày càng ít, vợ chồng anh nảy sinh ý định nuôi rắn kiếm lời. Tuy nhiên, khi đi học hỏi mô hình nuôi rắn trong chuồng ở vài nơi, anh thấy hiệu quả không cao do rắn chậm lớn, dễ chết và gây ô nhiễm môi trường, hàng ngày phải vất vả vệ sinh chuồng trại…
 
Vợ chồng anh Kim kiểm tra lứa rắn sắp thu hoạch.
 
“Tôi chợt nghĩ, rắn là loài vật thích sống hoang dã. Tại sao mình không tạo môi trường tự nhiên để chúng sinh trưởng?”, anh Kim nhớ lại. Thế là vợ chồng anh quyết định đầu tư hơn 100 triệu đồng để lấp lại ao cá sau nhà, cải tạo thành vườn tạp và xây tường bao xung quanh. Sau đó, anh sang một trang trại ở Đồng Tháp mua 200 con rắn giống về thả nuôi.
 
Trong khu vườn, anh xây 2 hộc dài bằng gạch để rắn đẻ trứng, trồng thêm các loại bạc hà, cỏ dại, cây ăn trái để chúng trú ngụ. Ở phía góc vườn, anh dẫn nước máy vào tạo thành ao nước tự nhiên để rắn có nước uống. Mỗi ngày, anh đặt mua từ 20 – 30kg ếch, nhái của những người hàng xóm với giá 20.000 đồng/kg thả vào vườn làm thức ăn cho chúng. Thế là từ 200 con rắn giống ban đầu, hiện vườn rắn đã tăng lên hơn 1.500 con.
 
Để “lấy ngắn nuôi dài”, vợ chồng anh bán rắn giống cho những người có nhu cầu. “Cứ cách khoảng 10 ngày đến nửa tháng là có người đến mua từ 20 – 50 con rắn giống về nuôi. Chúng tôi bán với giá 500.000 đồng/con, riêng đối với rắn “bố mẹ” có giá 4,5 triệu đồng/cặp. Số tiền này dùng để chi tiêu trong gia đình và đầu tư mua thức ăn cho rắn”, chị Diễm Châu chia sẻ.
 
Hiện tại, vợ chồng anh đang tích cực “vỗ béo” đàn rắn thịt để chuẩn bị cho đợt bán vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Nhờ cách thả nuôi gần giống như rắn hoang dã, rắn thịt tại vườn của anh Kim được thương lái đặt hàng với giá 900.000 đồng/kg rắn hổ hèo, 250.000 đồng/kg rắn sọc dưa, còn gáo thường và hổ hành có giá 200.000 đồng/kg.
 
Thời điểm Tết năm trước, vợ chồng anh Kim thu về hơn 180 triệu đồng từ việc bán rắn thịt. Với lượng rắn tăng lên nhanh chóng và giá bán vẫn ở mức cao, vợ chồng anh dự đoán năm nay có thể đạt doanh thu gấp đôi so với cùng kỳ.
 
Theo lời anh Kim, do rắn được thả trong vườn nên chúng đi “vệ sinh” vào gốc cây hoặc bụi cỏ, vô tình tạo thành phân cho cây phát triển, không gây ô nhiễm như nuôi trong chuồng. Đồng thời, rắn là loài vật khỏe, rất ít bệnh. Thường chúng chỉ mắc một chứng bệnh là đẹn lưỡi dẫn đến ăn yếu, chậm lớn. Trong trường hợp này, chỉ cần pha thuốc trị đẹn vào nước uống của rắn là xong.
 
“Làm ruộng còn phải vất vả đi sạ lúa, phun thuốc, bón phân, thu hoạch… còn nuôi rắn khỏe re à, chỉ cần chú ý xây tường bảo vệ để chúng không thoát ra ngoài. Rắn đã quen hơi người nên muốn bắt chúng cũng dễ dàng, lại không lo đầu ra vì nhu cầu tiêu thụ rất lớn”, anh Chau Sóc Kim nhấn mạnh.
 
Theo Chi cục Kiểm lâm An Giang, mô hình nuôi rắn thả vườn của vợ chồng anh Kim đã được các đơn vị này thường xuyên kiểm tra và đảm bảo các quy định về điều kiện thả nuôi động vật hoang dã. Mô hình này vừa giúp bảo tồn những loài rắn đang bị cạn kiệt dần ngoài tự nhiên, vừa tạo hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Đối với những hộ có nhu cầu nuôi rắn thả vườn, chỉ cần đăng ký với Chi cục Kiểm lâm để được hướng dẫn. Đồng thời, đơn vị này sẽ cấp giấy phép để chủ trang trại vận chuyển rắn đi tiêu thụ.
Theo NGÔ CHUẨN (An Giang Online )
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Độc đáo mô hình nuôi rắn thả vườn

  • anh linh (11:18:06 AM 06/12/2011)Rắn Mối Giống và Thịt

    Rắn mối là đặc sản của các tỉnh ĐBSCL. Thịt rắn mối rất thơm ngon và ngọt. Cũng như các bạn hiện nay mình đã nuôi thành công rắn mối và cung cấp thịt ra thị trường. Các nhà hàng hay quán ăn có nhu cầu về rắn mối thịt thì liên hệ với mình theo số: 0938775445 gặp Linh(Gần cầu Rạch Miễu_ Bến Tre). Nếu các bạn có nhu cầu nuôi, tôi sẵn sàng hướng dẫn tư vấn kỹ thuật nuôi rắn mối và cách chế biến món ăn. Giá cả theo thị trường và tùy thuộc số lượng. Các bạn có thể gửi mail cho mình : linhdigital08@gmail.com

Gửi ý kiến bạn đọc về: Độc đáo mô hình nuôi rắn thả vườn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI