Sống khỏe » Dinh dưỡng
Sử dụng chất tạo nạc, màu cho heo, gà: Tác hại vô lường
(22:50:40 PM 15/09/2011)
PGS-TS Lã Văn Kính, Viện phó Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, cho biết những chất tạo màu được phép sử dụng để sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay được chiết xuất từ hoa cúc, hoa vạn thọ nên khó có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Tuy nhiên, vì cái lợi trước mắt, nhiều hộ chăn nuôi, thương lái đã sử dụng vô tội vạ các chất cấm khiến heo, gà bị nhiễm bẩn, dễ gây ra bệnh tật.
Đẹp da, đỏ trứng (!)
Giới chuyên môn phân tích giá các chất tạo màu cho gia cầm, nhất là gà được xem là an toàn mà các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đang sử dụng hiện tăng rất cao, gấp 3 lần so với thời điểm này năm ngoái. Cụ thể, một kg chất tạo màu dạng đậm đặc hiện có mức giá hơn 20 triệu đồng. Do giá tăng cao nên có khả năng một số nhà sản xuất đã tìm chất thay thế khác có giá thành rẻ hơn và cũng không loại trừ dùng cả chất tạo màu công nghiệp là sudan. Trứng gà Trung Quốc bị nhiễm chất sudan làm cho lòng đỏ trứng có màu sậm từng có thời gian xâm nhập thị trường Việt Nam.
Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam, cho biết do đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và nhu cầu của người chăn nuôi mà các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đưa chất tạo màu vào thức ăn chăn nuôi, trong khi chất này không có ý nghĩa gì về dinh dưỡng. Những chất này có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không, điều này vẫn chưa thấy cơ quan chức năng nào nghiên cứu, kết luận. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, nếu sử dụng chất tạo màu bị cấm sử dụng như chất sudan sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, có nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Gà cũng được chích thuốc… an thần !
Các chất tăng trọng cho heo như salbutamol, clenbuterlo đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những chất này vẫn được người chăn nuôi lén lút sử dụng nhằm làm cho heo có nạc nhiều, ít mỡ. Theo các nguồn tin mà phóng viên Báo Người Lao Động ghi nhận được, hiện có những vùng số hộ chăn nuôi heo sử dụng chất tăng trọng bị cấm phổ biến, như Đồng Nai, Bến Tre, chiếm 40% - 50%; Bình Dương chiếm 15% - 20%... Còn ở một số địa phương khác, số hộ nuôi có sử dụng chất cấm rải rác không tập trung, mỗi vùng chiếm khoảng 5%.
Các cơ quan chức năng cho biết phần lớn chất này có nguồn gốc từ Trung Quốc, với giá chỉ vài trăm ngàn đồng/kg nên được nhiều người sử dụng. Nhiều trại chăn nuôi ở Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết nhiều hộ chăn nuôi vẫn dùng chất này nhằm đáp ứng nhu cầu thương lái. Nếu heo có nhiều mỡ, họ sẽ mua giá thấp, còn heo nhiều nạc sẽ được mua giá cao và dễ bán.
Mắc nhiều bệnh
PGS-TS Nguyễn Hữu Đức, (Đại học Y dược TPHCM), cảnh báo việc ăn thịt heo có sử dụng chất tăng trọng bị cấm lâu ngày sẽ dẫn đến chứng đau đầu, run tay chân, nhịp tim mạnh, tăng hoặc giảm huyết áp cũng như gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy... |
Theo Người Lao Động
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
- Uống ca cao, quý cô thay đổi ngạc nhiên sau 8 tuần
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.