»

Thứ bảy, 02/11/2024, 12:20:24 PM (GMT+7)

Nho giúp bảo vệ thành mạch máu

(15:35:11 PM 12/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Nhiều người biết đến tác dụng của nho như bổ máu, tốt cho tim mạch... Tuy nhiên, những lợi ích của nho còn cao hơn nữa và không phải lúc nào, bệnh nào nó cũng tốt.

Ảnh minh họa


Theo Đông y, nho có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ gan, thận, tim, dùng để hỗ trợ trong điều trị và phòng các bệnh như tăng sức đề kháng, bồi bổ khi ốm... Trong quả nho có chứa tới 70% nước, còn lại là đường, các vitamin, muối khoáng tốt cho cơ thể.

Giúp kháng khuẩn, tiêu viêm: Trong vỏ và hạt nho có chứa một lượng thành phần chất tanin, khi ăn chúng ta có cảm giác vị hơi đắng, nhưng nó có tác dụng giúp kháng khuẩn, tiêu viêm. Những người viêm họng, viêm đường tiêu hóa nên dùng chất này để hỗ trợ bệnh.

Giúp lợi tiểu, giảm béo: Lượng nước nhiều trong nho và lượng kali cao, giàu chất xơ khiến nho có tác dụng giảm béo, lợi tiểu, tốt cho người táo bón, tăng khả năng thải độc của gan, đặc biệt khi uống rượu xong có thể dùng nho rất tốt cho cơ thể.

Phòng ngừa tai biến: Trong nho cũng chứa thành phần resveratro, giúp làm giảm cholesterol, axit linoleic, nó có tác dụng ngăn chặn máu cục hình thành, bảo vệ thành mạch máu trong cơ thể. Vì vậy, tốt cho người huyết áp cao, tim mạch, đột quỵ...

Tránh căng thẳng thần kinh: Thành phần của quả nho có chứa vitamin B1, B2, B6, B12, A, C, P, PP, K, axit folic và các enzym, chính điều này làm nho như một liều "thuốc bổ" giúp hệ thần kinh thoải mái, tránh căng thẳng, giảm stress.

Lợi ích của nho là như vậy, tuy nhiên không phải ai cũng nên dùng nho. Trong nho chứa các thành phần như axit chanh, axit formic, axit oxalic... vì vậy, người bị loét dạ dày không nên dùng. Để phát huy tác dụng của nho thì nên ăn cả vỏ và hạt, tuy nhiên cần rửa sạch dưới vòi nước hoặc ngâm nước muối trước khi sử dụng để tránh nhiễm bẩn và ngộ độc.

TS Lê Thị Thanh Nhạn (Viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam)
Từ khóa liên quan: quả nho, bổ máu, tim mạch
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nho giúp bảo vệ thành mạch máu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

Tin Môi Trường
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI