»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:12:04 AM (GMT+7)

4 lầm tưởng phổ biến của chị em về đậu nành

(10:56:13 AM 01/08/2014)
(Tin Môi Trường) - Đậu nành hoàn toàn không gây ung thư và càng không ảnh hưởng gì tới giới tính của người sử dụng. Đó chỉ là những lầm tưởng phổ biến của nhiều người mà thôi.

Lầm tưởng 1: Đậu nành gây ung thư

 

Thông tin sai lệch về mối quan hệ giữa đậu nành với bệnh ung thư chủ yếu xuất phát từ sự nhầm lẫn xung quanh sự hiện diện của kích thích tố nữ Phytoestrogen trong đậu nành. Nhưng các nhà khoa học nhấn mạnh Phytoestrogen không phải là estrogen. Estrogen và testosterone là hai hormone có sẵn tự nhiên trong cả hai giới tính nam và nữ của con người.

 

Hai hormone này giúp điều hòa chức năng tình dục và các đặc điểm sinh dục thứ phát, ngoài chức năng tế bào mang tính nhục dục. Trong khi estrogen đóng nhiều vai trò quan trọng mang lại lợi ích cho cơ thể, nó cũng tự nhiên thúc đẩy sự phát triển của các tế bào, và ở mức độ cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.


 

Đậu nành không chứa estrogen, chất có trong đậu nành được gọi là Phytoestrogen chỉ là một thuật ngữ nhằm chỉ nhiều hợp chất thực vật tự nhiên có cấu trúc tương tự như estrogen ở động vật có vú. Phytoestrogen bắt chước chức năng có lợi của estrogen và ngăn chặn các tác động xấu của estrogen. Sự trao đổi chất và chức năng của kích thích tố nữ là vô cùng phức tạp, và khác nhau giữa các cá nhân. Kích thích tố nữ isoflavones trong đậu nành không có tác dụng gây phát triển khối u. Trong thực tế, isoflavone đã được chứng minh có khả năng bảo vệ chống lại các bệnh ung thư do hormone.

 

Mối quan hệ nghịch đảo giữa lượng đậu nành phụ nữ dùng và nguy cơ phát triển ung thư vú đã được chứng minh rõ ràng. Nói cách khác, bạn càng dùng nhiều đậu nành thì càng có ít khả năng mắc bệnh ung thư vú.

 

Đậu nành hoàn toàn không gây ung thư và càng không ảnh hưởng gì tới giới tính của người sử dụng. Ảnh minh họa

 

Lầm tưởng 2: Tiêu thụ đậu nành ảnh hưởng đến tình dục


Thực tế: Không có bằng chứng lâm sàng cho thấy đậu nành ảnh hưởng đến sự khả năng tình dục. Đậu nành có chứa isoflavone, còn được gọi là kích thích tố nữ hay "estrogen thực vật". Tuy nhiên, isoflavone vốn khác với hormone nữ giới estrogen nên việc dùng đậu nành khiến con người bị thay đổi xu hướng tình dục hoàng toàn là chuyện hoang đường không có bất kỳ cơ sở hay dẫn chứng đáng tin cậy nào.

 


 

Lầm tưởng 3: Đậu nành gây ra vấn đề tuyến giáp

 

Tính đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy đậu nành không ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp như chúng ta vẫn lo ngại. Ở những người bình thường protein đậu nành có thể ức chế sự hấp thu của các loại thuốc chữa các vấn đề tuyến giáp được kê đơn cho các bệnh nhân suy giáp, nhưng điều đó không có nghĩa là khi bị suy giáp bạn phải tránh xa đậu nành.


Theo các nhà khoa học, bệnh nhân sử dụng thuốc tuyến giáp chỉ cần tránh dùng các sản phẩm có chứa đậu nành trong vòng 1 tiếng trước và sau khi dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả của thuốc.

 

Lầm tưởng 4: Đậu nành làm tăng nguy cơ bệnh tim


Trên thực tế, theo FDA, tiêu thụ 25 gram protein đậu nành mỗi ngày, như một phần của một chế độ ăn uống lành mạnh giúp hạ thấp chất béo bão hòa và cholesterol, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.


Nghiên cứu lâm sàng cho thấy protein đậu nành làm giảm trực tiếp mức cholesterol LDL, đậu nành cũng có chứa các axit béo omega-3, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, các loại thực phẩm thực vật như sữa đậu nành chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với các loại sữa động vật, do đó sữa đậu nành một sự lựa chọn thông minh cho sức khỏe tim mạch.

 

Theo Trithuctre
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 4 lầm tưởng phổ biến của chị em về đậu nành

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

Tin Môi Trường
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI