Phà Bến Thủy giờ là nơi chứa cát lậu
(10:01:00 AM 14/09/2011)
Trong chiến tranh chống Mỹ, phà Bến Thủy trên sông Lam ở đoạn cuối địa phận Nghệ An về phía Nam là trọng điểm đánh phá của máy bay và tàu chiến địch. Để bảo đảm huyết mạch giao thông, bao mồ hôi, xương máu của các chiến sĩ, công nhân đã đổ xuống. Phà Bến Thủy cùng với cầu Hàm Rồng, phà Long Đại, cầu Hiền Lương… đã trở thành những địa danh lịch sử, vậy mà…
Lãng quên tọa độ lửa
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, phà Bến Thủy vượt sông Lam là một trong những điểm trung chuyển hàng hóa, khí cụ chi viện cho chiến trường miền Nam. Bởi vậy, nơi đây trở thành “rốn bom” và là nơi lòng yêu nước đã chiến thắng sức hủy diệt khủng khiếp của bom đạn cùng với ý đồ xâm lược của kẻ thù.
Trong 2 cuộc chiến tranh phá hoại (1964 -1973), mỗi cán bộ, chiến sĩ phà Bến Thủy phải hứng chịu hàng ngàn tấn bom đạn; hàng trăm người bị thương, 26 cán bộ, chiến sĩ hy sinh để bảo đảm cho hoạt động của bến phà thông suốt. Với những chiến công xuất sắc, tập thể cán bộ, chiến sĩ phà Bến Thủy được Nhà nước 2 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân; 2 cá nhân là Nguyễn Trọng Tường và Nguyễn Hữu Tùng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.
Ông Nguyễn Ngọc Long (67 tuổi), ngụ đường Hồng Bàng, TP Vinh, một người từng công tác tại phà Bến Thủy trước đây, xót xa: “Tham gia làm việc tại phà Bến Thủy từ năm 1965 – 1974, tôi đã chứng kiến sự khốc liệt của chiến tranh. Để các chuyến phà thông suốt, rất nhiều chiến sĩ bị thương và hy sinh. Thế nhưng, giờ mỗi lần trở lại khu vực bến phà xưa, tôi thấy buồn lắm. Họ đập phá cả rồi, đến cả một nơi hương khói cho các đồng đội đã khuất cũng không có. Xót xa quá, họ quên tất cả rồi”.
Nỗi đau người ở lại
Chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, những người đã làm nên một bến phà Bến Thủy anh hùng trước đây, giờ có người còn sống, người đã mất. Họ, những người lính quả cảm một thời trên sông Lam, ai cũng chung một nỗi niềm đau đáu trước sự phũ phàng của thời gian và nỗi vô tình của con người.
Ông Võ Trọng Lý (67 tuổi), ngụ phường Trường Thi, TP Vinh, người từng có mặt ở phà Bến Thủy trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhớ lại: “Ngày 31-12-1967, khi Mỹ thả bom từ trường phong tỏa phà Bến Thủy, để mở đường máu thông phà, tôi cùng 2 đồng chí nhận nhiệm vụ tiên phong dùng ca nô đi phá bom. Xác định cầm chắc cái chết vì đây là lần đầu tiên chúng tôi phá bom từ trường. Trước khi đi, đơn vị đã làm lễ truy điệu sống cho cả 3 anh em. Chúng tôi dùng ca nô 130 mã lực, mở hết tốc độ lướt qua bom kích nổ. Sau gần 1 giờ dùng ca nô, chúng tôi đã kích nổ được nhiều quả bom và thông được phà”.
Dù không được hưởng chế độ gì nhưng những người lính quả cảm ở phà Bến Thủy ngày nào giờ cũng không chạnh lòng bằng việc địa điểm lịch sử này bị mai một, lãng quên dần. Họ mong có được một ngày hội ngộ và hơn hết là một công trình tưởng niệm bến phà anh dũng được dựng lên. “Chúng tôi chỉ mong có một công trình ghi nhớ địa danh phà Bến Thủy để khi trở lại thăm viếng có thể thắp nén nhang cho những đồng đội đã khuất” - ông Nguyễn Ngọc Long trăn trở.
Sẽ xây công trình tưởng niệm
Ông Cao Đăng Vĩnh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch tỉnh Nghệ An, cho biết cùng với phà Long Đại, phà Bến Thủy là một địa danh gắn liền với cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ ở Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.
“Hiện tại, ở đây chưa có công trình nào ghi nhận địa danh này. Thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu và xem xét xây dựng một công trình tưởng niệm để tri ân những người đã chiến đấu bảo vệ bến phà trong kháng chiến chống Mỹ” - ông Vĩnh nói. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.