Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Phẩm hạnh của người nghèo
(10:59:15 AM 30/04/2015)Chị buôn ve chai Huỳnh Thị Ánh Hồng - Ảnh: TL
Ngay từ khi nhận được số tiền vô chủ, người đàn bà nghèo quê Quảng Ngãi đã khẳng khái: “Tiền không phải mình làm ra thì chẳng phải của mình. Tôi mong chủ nhân thật sự của số tiền đó đến nhận lại, họ cũng vui mà tôi cũng vui”. Nói là làm, chị đã trình báo và giao nộp công an cả 5 triệu yen ấy.
Và suốt gần 1 năm, chị vẫn ngược xuôi đầu đường góc chợ TP HCM với xe ve chai, chẳng mơ đổi đời. Người ta nói “lửa thử vàng, vàng thử đàn bà, đàn bà thử đàn ông”, trong đó “vàng thử đàn bà” hàm ý phụ nữ vốn dễ nổi lòng tham trước cám dỗ vật chất, ví như chị Hồng có thể làm nhiều cách - chẳng hạn thuê luật sư - để được chiếm hữu số tiền ấy. Nhưng người đàn bà ấy vẫn một mực nói không. Khoảng 5 ngày trước, khi tìm tới căn phòng trọ chật chội của chị ở quận Tân Bình, gặp chị trở về tất tả với xe ve chai, phóng viên Báo Người Lao Động hỏi đùa: “Tỉ phú rồi mà còn đi làm sao chị?”, chị đáp: “Giàu mà không chịu lao động thì tiền chất thành núi cũng hết. Nói thật chứ, nhận tiền rồi chị cũng vẫn đi buôn ve chai”.
Mấy ai nghĩ được như thế, nhất là người nghèo và ít học. “Giàu mà không chịu lao động thì tiền chất thành núi cũng hết”, chân lý là vậy mà nào phải ai cũng thấm, nhất là khi trong xã hội này vẫn còn bao kẻ biếng lười lại rắp tâm làm giàu trên lưng người khác; bao người đã giàu nứt đố đổ vách rồi mà vẫn tìm cách bòn rút của công, ăn chặn của người nghèo, thậm chí chen lấn vào đám đông để giành giật một suất ăn hay phần quà miễn phí.
Chợt nhớ đến một chị buôn ve chai khác từng khiến bao người xúc động, đó là chị Nguyễn Thị Quí, trọ ở phường An Phú Đông, quận 12, TP HCM. Giữa năm 2012, chị mang 500.000 đồng đến ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa”. Chị Quí cho biết đây là số tiền chị dành dụm được sau 20 ngày cật lực buôn ve chai. Một chuyến mời ra thăm Trường Sa sau đó như một phần quà ghi nhận nghĩa cử cao đẹp của chị, cũng là làm lan tỏa những tấm gương tốt đẹp trong cộng đồng.
Trước đó nữa, cuối năm 2011, chị Phạm Thị Lành (ngụ ấp Long Hữu, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) nổi tiếng cả nước bằng câu chuyện như cổ tích: Bán thiếu 20 tờ vé số cho một khách quen, đến khi số vé này trúng giải lên tới 6,6 tỉ đồng, chị vẫn giao đủ số vé cho người trúng - một anh chạy xe ba gác đã 25 năm. Nếu biết gia cảnh Lành khổ đến mức không một cục đất chọi chim và chị từng toan lao vào xe tải tự tử vì cùng quẫn thì ai cũng bất ngờ trước lòng tốt của người nghèo này. Tết năm ấy, Lành “vé số” mua 2,5 tấn gạo phát tặng chòm xóm. “Lộc bất tận hưởng, đều là người nghèo thì phải thương nhau” - chị nói.
Người nghèo, nhất là người nghèo nhập cư, luôn chịu thiệt thòi về nhiều mặt. Tuy vậy, không phải bao giờ sự bần hàn cũng làm mai một phẩm giá con người mà trái lại, giữa không gian cơ cực ấy, nhiều tấm lòng thảo thơm vẫn tỏa hương, làm đẹp cho đời!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Dẫn lối cho người sống xanh
- "Đủ duyên ta lại tương phùng"
- Vầng trăng soi những phận người
- Nét riêng ngày Tết miền Trung
- Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
- "Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
- "Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.