Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Nước mắt của cá
(20:43:11 PM 20/07/2011)
-“Gì cơ?” Cá lớn rất tức giận nói: “Cô chẳng lịch sự gì cả, tôi vẫn con trẻ mà, sao lại gọi tôi là bác?”.
Cá nhỏ ồ lên một tiếng: “Còn trẻ á, vậy mà tôi còn tưởng anh là lão cá già thành tinh”.
Cá nhỏ vừa nói vừa tiện tay lấy một đoạn dây thép uốn thành vòng tròn vợt nước biển, làm thành cái gương nước đưa cho cá lớn rồi nói: “Anh hãy tự nhìn cái dáng vẻ già nua và cô đơn của mình đi”.
Cá lớn tự nhìn lại mình, đúng là một kẻ cô đơn và tiều tụy. Cá nhỏ lấy lại chiếc gương và nói: “Chắc chắn là do anh suốt ngày ở dưới đáy rồi, anh nên thường xuyên lên trên tắm nắng, giống tôi đây này”.
Cá lớn tròn mắt “Tắm nắng?”. Cá nhỏ cười “Chính là khi có nắng thì nhô lên và bắt đầu tắm nắng”.
“Đúng là cô cá mặt trời đầy thú vị”, cá lớn tự nhủ. Thế là từ đó cá lớn thường xuyên lên mặt biển chơi đùa, trò chuyện cùng cá nhỏ và chẳng bao lâu chúng trở thành bạn tốt của nhau.
Bên cạnh một cá lớn lạnh lùng, cứng rắn là một cá nhỏ nhiệt tình, mềm yếu. Bên cạnh một cá lớn điềm tĩnh, trầm tư, có đôi lúc thô lỗ là một cá nhỏ vui vẻ, dịu dàng và có phần tinh nghịch. Hai tính cách ấy cứ thế song hành cùng nhau dù không ít lần cãi vã.
Có lúc cãi nhau tới hai giờ, cá nhỏ rất tức giận. Cá lớn không dỗ dành nó, quẫy đuôi một cái rồi bơi xuống đáy biển. Cá nhỏ ngồi trên những bọt sóng nhìn ánh trăng mà khóc, nó tự nói với mình: “Cá nhỏ ơi đừng giận nữa, làm em giận là anh không đúng. Xin lỗi em, sau này anh nhất định sẽ yêu thương bảo vệ em”.
Nói xong thì nó tự cười với mình, trên mặt vẫn còn đọng những giọt nước mắt. Thực ra, cá lớn đang đứng từ đằng xa nhìn cá nhỏ. Nhìn thấy cá nhỏ tự gạt mình, nó cảm thấy xấu hổ vì những chuyện đã xảy ra. Hôm sau cá lớn liền đến tìm cá nhỏ. Cá nhỏ vốn rất vô tư, sau khi ngủ một giấc thì đã quên hết những chuyện buồn, vừa nhìn thấy cá lớn nó vô cùng mừng rỡ.
Ngày tháng dần trôi.
Cá lớn lúc vui vẻ cũng trêu đùa cá nhỏ, lúc ở dưới đáy nước cũng nghĩ xem cá nhỏ đang làm gì. Hai bên dù tính cách khác nhau nhưng điều đó cũng không ngăn được chúng nhớ về nhau.
Cá lớn rất thích chơi với cá nhỏ nhưng vùng nước lạnh nơi đáy biển vẫn là nhà của nó. Đó là sự thật không thể thay đổi. Cá nhỏ tuy rằng rất thú vị, ấm áp song với cá lớn dường như những thứ càng ấm áp thì càng hoang tưởng, càng nhiều ánh sáng thì càng xa xôi.
Bất kể là con cá nào thì cũng không thể thay đổi thuộc tính của mình, bởi không tìm được cách thích ứng thì sẽ không thể sinh tồn. Cá lớn lên mặt biển nhiều lần, từng mảng vẩy đã bị bong ra, lớp bảo vệ bên ngoài đã yếu hơn, đối với nó đây là điều thật đáng sợ. Lần cuối, nó nói với cá nhỏ rằng nó không thể tiếp tục lên chơi cùng cá nhỏ được nữa. Cá nhỏ gật gật đầu, rất ngoan không ầm ĩ, không hỏi bởi trong lòng nó hiểu.
Đó là lần cuối chúng cùng nhau tắm nắng. Cá lớn bắt đầu cảm thấy đau rát trên da, cá nhỏ cũng cảm thấy đau nhưng là ở trong lòng. Cá nhỏ nhìn cá lớn khóc và nói: “Em rất muốn cãi nhau với anh… cái dáng vẻ xấu xí của anh… em sẽ không nhớ anh nhiều nữa đâu ... ”.
Cá lớn nhìn cá nhỏ mà nhói đau nhưng lại nói: “Em… là kẻ đáng ghét nhất”, rồi từ từ bơi xuống đáy biển lạnh lẽo.
Cá lớn cuối cùng cũng trở về đáy biển, nhiều năm trôi qua nó không hề lên mặt biển. Thỉnh thoảng, nó tự hỏi không biết cá nhỏ sống thế nào, có còn nhớ nó không. Đôi khi, nó nhờ những đợt sóng thủy triều hỏi tin tức của cá nhỏ nhưng không hề có hồi âm.
Một hôm, cá lớn muốn lên mặt biển. Thế là nó bơi về phía thượng lưu, bơi được nửa đường thì phát hiện một thứ gì đó rất lạ… là xương của cá nhỏ. Điều kỳ lạ là, đầu của nó vẫn hướng xuống dưới biển, dường như dù có phải chết nó cũng muốn bơi xuống đáy biển.
Cá lớn bơi đến gần, đột nhiên nó bất động. Chúng đã quá thân thiết nên dù có hóa thành tro, nó cũng nhận ra cá nhỏ, đây chính là xương của cá nhỏ. Cá nhỏ đi tìm cá lớn nhưng nó quá nhỏ bé, không thể chống chọi với cái giá lạnh của biển sâu. Nó đã đi tìm cá lớn theo tiếng gọi của con tim.
Cá lớn ôm lấy xương cá nhỏ - thứ bảo bối quý giá nhất trên đời với nó rồi từ từ bơi về phía đáy biển. Không ai có thể nhìn thấy giọt nước mắt của cá lớn bởi vì nó đang ở dưới nước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
-
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
-
Dẫn lối cho người sống xanh
-
"Đủ duyên ta lại tương phùng"
-
Vầng trăng soi những phận người
-
Nét riêng ngày Tết miền Trung
-
Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
-
"Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
-
"Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)