»

Chủ nhật, 24/11/2024, 11:15:35 AM (GMT+7)

Nhân ngày Nước và Khí tượng thế giới (23/3): Trường Sa trong tôi

(15:19:22 PM 23/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Dẫu rằng chưa một lần có được vinh dự đặt chân lên những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa yêu thương của Tổ quốc, nhưng trong tôi luôn khắc khoải hoài mong về nơi ấy. Nơi có các đồng nghiệp của chúng tôi, những chiến sỹ khí tượng thủy văn (KTTV) đang ngày đêm “bám biển canh trời”.

Hàng ngày, hàng giờ các anh vẫn bất kể nắng mưa hay bão tố, đều đặn gửi về đất liền những mã điện báo số liệu khí tượng hải văn, của từng obs quan trắc quý giá. Họ là những kỹ thuật viên quan trắc khí tượng hải văn tại 02 trong số gần 200 trạm khí tượng thuộc Lưới trạm khí tượng Quốc gia: Trạm khí tượng hải văn Trường Sa và Trạm khí tượng Song Tử Tây. 

 

Ngay từ năm 1995, khi mới bước chân vào học hệ trung học ở trường Cán bộ khí tượng thủy văn Hà Nội, cái nôi đào tào của ngành KTTV Việt Nam, tiền thân của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và còn được gọi bằng cái tên rất vui “Harvard Cầu Diễn”. Chúng tôi đã được làm quen với mấy anh Trường Sa về học đại học chuyên tu, với đặc điểm dễ nhận, đó là: “Da đen, tóc đỏ chứng tỏ Trường Sa”. Tôi còn nhớ như in, câu chuyện với các anh Trực, anh Đức thật là vui vẻ, cởi mở, chân thành và pha một chút hồn nhiên, chân thật của những người xa bờ lâu ngày, càng làm tăng thêm phần ấn tượng. Đến hẹn lại lên, sau đó hai năm, các anh Phú, anh Thọ rời ghế nhà trường, xung phong khoác ba lô lên đường vào Nha Trang để chuẩn bị nhận nhiệm vụ ra trạm đảo công tác thay cho những người đi trước. Nhìn thấy anh Quốc, anh Quyết đá bóng ở sân trường; chỉ cần qua màu da, màu tóc, chẳng cần ai giới thiệu tôi cũng nhận ra là mấy anh này vừa mới vào bờ để học chuyên tu…

 

Ở cơ quan chúng tôi, Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ có cả “Hội Trường Sa”, nơi mà các anh của nhiều thế hệ cùng nhau đoàn kết, tâm tình, chia sẻ những tháng ngày vất vả làm nhiệm vụ trên đảo xa, nhưng ẩn chứa đầy những kỷ niệm đặc biệt mà chỉ có họ mới biết được. Trong đó, có đại gia đình nhà anh Võ Thống, phải nói là kỷ lục về số lượt người tham gia công tác trên đảo: Bản thân anh, em trai ruột, hai con trai và con rể; thời điểm có khi tới ba người trong số đó cùng làm nhiệm vụ tại hai trạm đảo. Còn tại đơn vị nơi tôi đang công tác, Trung tâm KTTV Ninh Thuận, cũng có tới 3/5 người đã từng có thâm niên ở đảo; giám đốc Thoại, phó giám đốc Thọ và dự báo viên Huy Cường. Hồi cuối năm 2010, đoàn công tác của Bộ tài nguyên và môi trường tới thăm đơn vị, sau khi chào hỏi giới thiệu, mọi người được biết trong đoàn có anh Khương là Phó vụ trưởng Vụ pháp chế, đã từng công tác trên đảo Trường Sa lớn từ những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước. Thế là, trong bữa cơm thân mật, câu chuyện đã trở nên mặn nồng hơn vì nội dung đã được Trường Sa hóa…  

 

Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, chúng tôi xin được trân trọng bày tỏ sự tôn vinh những công lao đóng góp của người đồng nghiệp thân yêu. Liệt sỹ Hoàng Văn Nghĩa là quan trắc viên tại Trạm khí tượng hải văn Trường Sa, đã hy sinh trên đảo trong khi làm nhiệm vụ quan trắc các yếu tố khí tượng hải văn tại Đảo Trường Sa lớn thuộc huyện đảo Trường Sa. Qua đây, chúng ta có thể phần nào cảm nhận được sự hy sinh thầm lặng của những chiến sỹ KTTV vì nhiệm vụ phục vụ cho công tác dự báo phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và sự có mặt của các anh ở nơi đó còn có ý nghĩa góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

 

BỘ ẢNH TƯ LIỆU DO NGUYÊN TRƯỞNG TRẠM KHÍ TƯỢNG HẢI VĂN TRƯỜNG SA LỚN, CỬ NHÂN HOÀNG VĂN MINH CUNG CẤP

 


Viên chức Ngành KTTV thực hiện nghĩa vụ công dân. 


Cùng nhau bảo dưỡng trang thiết bị quan trắc.

ĐẶNG THANH BÌNH (Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhân ngày Nước và Khí tượng thế giới (23/3): Trường Sa trong tôi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI