Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Huyền thoại hoa ngô đồng
(21:59:10 PM 03/08/2012)Dừng lại ở khoảng sân phía sau Trung tâm Phật giáo Liễu Quán, phía bên kia sông cả một màu sắc lạ kỳ nổi bật giữa màu lục non của lá. Không thể nhầm lẫn được, đó là sắc tím huyền hoặc chỉ có ở hoa ngô đồng, mặc dù khoảng cách hơn ba trăm mét nhưng trong tâm thức tôi hình ảnh của hoa ngô đồng đã trở nên quen thuộc.
Ảnh minh họa
Hiện nay quanh thành phố Huế, những cây ngô đồng có khả năng ra hoa chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong số đó quanh khu vực điện Thái Hòa có bốn cây đều ra hoa, cây ngô đồng ở Tả Vu có tuổi đời lớn nhất, nở rất nhiều hoa và dáng vẻ tuyệt đẹp, rồi cây ngô đồng ở Công viên Tứ Tượng trên đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, một cây bên cạnh cầu Phú Xuân ở bờ Bắc sông Hương và một cây ngô đồng ở bờ Bắc cạnh cầu Trường Tiền đều đã nở hoa. Khu vực cầu Trường Tiền còn có vài cây thiếu niên cao chừng năm mét.
Theo truyền thuyết, loài chim Phượng Hoàng linh thiêng chỉ đậu trên cây ngô đồng và khi chim Phượng Hoàng về đậu thì sẽ có thánh nhân ra đời. Người dân quê tôi cầu mong một ngày nào đó truyền thuyết đó sẽ trở thành hiện thực.
Theo tài liệu mô tả, cây ngô đồng có tên khoa học là Firmiana simples, cây cao từ 12m đến 15m, lá mọc thành từng chùm trên mỗi cành, cuốn lá dài 12cm, mỗi cành có 12 lá, năm nhuận thì có 13 lá, mỗi lá có ba hoặc năm thùy. Tương truyền rằng, nhạc cụ Dao cầm rất quý của Bá Nha được làm từ đoạn thân tốt nhất của cây ngô đồng, vậy mà khi ngang qua núi Mã Yên hay tin Tử Kỳ, người em kết nghĩa năm trước không còn nữa, Bá Nha đã tấu khúc “Thiên thu trường hận” để tiễn biệt người tri âm và khi nốt nhạc cuối cùng vừa ngưng, Bá Nha đã vái cây Dao cầm một vái rồi đập mạnh cây Dao cầm vào tảng đá, Dao cầm vỡ tung. Với các nhạc cụ cổ như đàn bầu, đàn tranh,... thì để có một cây đàn vừa ý, các cụ ngày xưa có câu “mặt ngô thành trắc”, tức là mặt đàn được làm từ gỗ cây ngô đồng, còn thành đàn làm từ gỗ trắc.
Ở Huế, cây ngô đồng có lá to cỡ khuôn mặt trẻ thơ và hoa thường nở vào cuối mùa xuân có khi sang đầu hè, hoa nở từng chùm li ti có màu tím mơ hồ như hình chiếc vương miện của hoàng hậu, sắc tím hồng ấy khảm vào không gian như nét cọ tài hoa của họa sĩ Levitan điểm vào tấm toan thiên địa bao la. Hình ảnh ngọn lá ngô đồng cuối cùng lìa cành xoáy vòng rồi đáp nhẹ xuống mặt đất, giúp tôi nhớ đến truyện ngắn “The last leaf” (Chiếc lá cuối cùng) đầy cảm động của O’Henry, và khi hoa rực rỡ nhất là lúc cây trút hết lá, lúc này cây ngô đồng như một tuyệt tác của thượng đế đang cởi bỏ xiêm y để thăng hoa về cõi tiên giới.
Lúc này, giữa nền trời trong xanh, điểm vài áng mây trắng đã làm nền cho vòm hoa ngô đồng một cách trang nhã, mang mang nét u hoài quý phái của một gương mặt đa cảm. Hầu hết những cây ngô đồng đều vượt cao hơn hẳn những cây xung quanh nó, tạo nên hình ảnh chơ vơ cô độc như bản tính một nghệ sĩ.
Trong Cửu đỉnh ở Đại Nội, hình ảnh cây ngô đồng được khắc trên Nhơn đỉnh. Cho hay từ thời xa xưa, người ta đã rất quý cây ngô đồng. Và cây ngô đồng đã đi vào thi ca qua những câu thơ của một thi nhân đời Đường: “Ngô đồng thất diệp lạc/ Thiên hạ cộng tri thu”, tạm dịch: “Một lá ngô đồng rơi/ Màu thu nhuộm đất trời” hay trong bài Tỳ Bà của thi sĩ Bích Khê có câu: “Ô hay! buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông”.
Hoa là biểu tượng của cái đẹp, là kho tàng vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Nhưng các loài hoa đi vào huyền thoại thì không nhiều. Như hoa quỳnh hương có một truyền thuyết rất thần bí để lý giải vì sao hoa quỳnh chỉ nở vào ban đêm và lụi tàn sau khi nở rộ. Như thể hoa quỳnh chỉ muốn hiến dâng làn hương dặt dìu trinh bạch của mình dành cho người tình đã hẹn hò từ thuở xa xăm. Còn hoàng mai là biểu tượng của mùa xuân, ví von cho cốt cách của người quân tử, đã khiến một thi nhân đầy khí phách như Cao Bá Quát phải cúi mình đảnh lễ; với hoa sen thì tượng trưng cho sự tinh khiết, sáng tạo, biểu tượng của sự giác ngộ, cho dù môi trường của cây sen sinh trưởng được xem là bùn dơ trong các ao hồ. Hoa nói chung và ngô đồng nói riêng là một phần linh hồn xứ Huế.
Viết về loài hoa như để nhắc nhở cõi dân gian này hãy sống nhân hậu và giúp cuộc đời tươi đẹp hơn. Tôi cảm nhận hoa như một thiên sứ, giáng trần để làm vơi dịu nỗi thống khổ, đau thương của con người và ban tặng cho chúng ta một triết lý sống: sống đẹp trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Dẫn lối cho người sống xanh
- "Đủ duyên ta lại tương phùng"
- Vầng trăng soi những phận người
- Nét riêng ngày Tết miền Trung
- Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
- "Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
- "Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.