Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Nói chuyện phép màu
(18:01:53 PM 18/06/2011)
Hoa gạo (Ảnh minh họa)
Nhưng mà lá bàng đã rụng vàng cả lề đường, nắng thơm mùi mật, hoa kiểng sắp tưng bừng, đố ai không bâng khuâng tỉ mẩn?
Cũng bắt đầu những ngày mua sắm dần dà. Một bình hoa nhựa cho góc phòng chăng, thay khăn trải bàn mới chăng, hay thêm chục dĩa, chục đũa, chục chén? Có thay drap mới cho giường không, thêm gòn cho gối hay thay quạt thay đèn? Và mỗi lần đi chợ lại tha về một vài thứ: chai dầu ăn, lố nước mắm, mấy ký đường, chà chà, đường lên giá như tên lửa. Ngổn ngang ý nghĩ, ngổn ngang lo toan, trời ơi, có bị mất cắp không mà tiền hết hồi nào không hay. Những ngày này, đàn bà nhà nào cũng mắc bệnh đa nghi: tiền trong tủ như thể bay hơi, chồng có lén lấy xài riêng không, Ôsin có để ý rồi táy máy không, hay mấy đứa thợ sơn nhà hôm rồi…? Nhẩm lại mới vỗ trán lầm thầm: đừng nghi oan ai mà mắc tội, cái thằng vật giá nó móc túi mình đó thôi, chém cha cái thằng!
Sài Gòn khác Hà Nội rất nhiều. Sài Gòn nghèo đi, theo thống kê. Nhưng Sài Gòn bình thản hơn. Rất nhiều phụ nữ Sài Gòn sáng sáng rung rung cà phê thuốc lá, họ là những người sống bằng kiều hối. Người bên kia búng tay một cái cũng có chừng ấy gửi về báo hiếu, quá dễ!
Có đi ra ngoài mới thấy cái độ căn cơ hay được ca ngợi của người mình chưa là gì so với phụ nữ người ta. Họ có ra tiệm để ăn sáng không, thưa không, không có thì giờ mà thì giờ cũng là tiền bạc chứ sao. Họ có Ôsin không, không nốt, vợ chồng cùng tất bật với con cái và việc nhà. Ra đường dán mắt vào đường, vừa ăn vừa lái xe, nước xốt bánh mì chảy tới cùi chỏ. Vào hầm gửi xe, không phải lúc nào cũng dễ tìm chỗ đậu và còn bao nhiêu là kỹ năng nữa mới lên được tầng trên. Vào công sở, ba chân bốn cẳng mà vẫn phải khéo léo với cầu thang cuốn kẻo sợ muộn giờ quá rồi đâm có tai nạn. Lượt về cũng vậy, vừa vào nhà đã ào vô bếp, vừa thay áo vừa bấm các thứ nút điện. Cuộc sống chóng mặt, nếu là người Việt thì còn phải tự cắt cỏ cho sân vườn, tự đi chợ nấu ăn cuối tuần để tiết kiệm tiền gửi về phụng dưỡng người thân.
Ở đâu quen đó, người mình sang chơi bên kia bảo buồn quá, bất tiện quá, không trụ được. Người bên kia về thăm ít lâu đã muốn nhao sang trở lại vì cuộc sống nhàn rỗi mà bừa bộn, tức mắt quá. Người từng trải thì chép miệng, bề nào cũng có hai mặt, trái và phải, tối và sáng. Nhưng vì sao người trẻ cứ muốn bơi đi và vì sao ngược về thì chỉ có người già? Khoảng cách mà ta vẫn gọi là chất lượng sống là có thật. Người trẻ không chịu được cảnh chung quanh mình bụi bặm, ăn nhậu, tùy tiện, hưởng thụ suông. Người già thì đành với sự già, bon sao nổi và chen sao nổi với mọi thứ lúc nào cũng đòi hỏi kỹ năng như bên ấy?
Một thống kê vừa được công bố làm phân vân những người cả nghĩ: dân châu Á ăn xài vào loại nhất thế giới. Nhìn đường phố nghẹt người ở Trung Quốc thì biết. Nhìn vỉa hè của Sài Gòn và Hà Nội thì biết. Người đi trong bụi, người ăn trong bụi, chỗ nào cũng bán và chỗ nào cũng mua.
Người mình vẫn dành những lời ngợi ca hết mức cho nước Mỹ và cho châu Âu. Ai cũng nghĩ phải thay đổi, phải tổ chức một cuộc sống khác để rồi sẽ có chất lượng sống “sêm sêm” người ta. Nhưng sáng ra là mọi việc như cũ, ăn sáng và cà phê, rồi ra chợ cóc, về nhà mở tivi ôm phim truyền hình, ăn trưa ăn chiều ăn tối, hết. Người trẻ đi cày công sở với đồng lương ê chề, người đứng tuổi lỡ nhịp chờ kiều hối và người già sống bằng thể dục, thế thôi. Cuộc sống không nhích lên, chỉ có Tết thì rộn ràng đôi chút rồi mọi thứ lại như cũ, trì đọng, tưa tướp, lê thê.
Liệu năm mới thì sẽ có phép màu chăng? Chậc, như bóng đá, huấn luyện viên ấy, cầu thủ ấy, lực bất tòng tâm, chỉ có thời gian là giữ trong tay mình sức mạnh của bất ngờ và bí ẩn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Dẫn lối cho người sống xanh
- "Đủ duyên ta lại tương phùng"
- Vầng trăng soi những phận người
- Nét riêng ngày Tết miền Trung
- Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
- "Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
- "Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.