Công nghệ xanh
Khám phá bí ẩn công nghệ nuôi trai lấy ngọc
(10:25:34 AM 16/08/2013)
Laurent Cartier, nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành khoa học môi trường tại Đại học Basel (Thụy Sỹ), đang kiểm tra các viên ngọc trai đen Tahiti tại một trang trại nuôi trai lấy ngọc nhỏ ở vùng Polynesia thuộc Pháp, có tên Kamoka Pearl. Trang trại tọa lạc trên đảo san hô Ahe thuộc quần đảo Tuamotu, cách Tahiti 480km về phía đông bắc. Anh Cartier, người không có bất kỳ mối liên hệ nào với các cửa hàng hay doanh nhân buôn bán trang sức quốc tế, đang giúp đỡ trang trại Kamoka Pearl phát triển và thử nghiệm các quy trình sản xuất thân thiện nhất với môi trường.
Tình nguyện viên Madison Rose Whitman đang thả một dây trai xuống nước ở trang trại Kamoka. Kể từ năm 2003, nơi này đã đón tiếp nhiều thanh niên đến từ khắp nơi trên thế giới, tới nơi này làm việc theo dự án Cơ hội rộng mở khám phá thế giới ở các trang trại hữu cơ (WWOOF). Kamoka có thể đón nhận tới 10 thành viên WWOOF mỗi đợt. Tại đây, họ sẽ được bố trí nơi ăn ở miễn phí để đổi lấy công lao động cũng như cơ hội được trải nghiệm việc nuôi trai lấy ngọc. Các tình nguyện viên WWOOF hầu như có thể làm mọi việc, trừ công đoạn "cấy nhân" - đặt các hạt vào bên trong các con trai - đòi hỏi sự khéo léo của các nông dân lành nghề.
Trong ảnh là các phao được sử dụng tại trang trại Kamoka để neo giữ những con trai lấy ngọc ở vùng nước nông, để cá có thể rỉa sạch chúng. Trai nuôi lấy ngọc sống trong vài năm - một khoảng thời gian đủ dài để các sinh vật biển như hàu và bọt biển kết thành một lớp vỏ cứng trên chúng. Khi điều này xảy ra, các con trai có xu hướng tạo ra những viên ngọc nhỏ hơn, nên các nông dân chọn cọ rửa chúng định kỳ. Thông thường, các nông dân sẽ kéo trai lên một chiếc thuyền, sau đó xả nước vào chúng. Các rửa trai như thế này có thể làm "ô nhiễm" vùng nước bằng vật liệu hữu cơ, gây ra một "khu vực chết". Nếu nước dùng để rửa trai được tích giữ trên đất liền, nó có thể bốc mùi hôi thối. Để khắc phục vấn đề này, trang trại Kamoka theo định kỳ di chuyển các con trai tới vùng nước nông để các con cá thực hiện nhiệm vụ "rửa" trai tự nhiên.
Các con cá biển bơi xung quanh những giỏ trai tại trang trại Kamoka. Trai nuôi lấy ngọc được xếp lỏng lẻo vào các giỏ hoặc lưới, treo thẳng đứng xuống tới độ sâu 6 mét so với mặt nước. Một nghiên cứu mới đây của giáo sư sinh học Kent E. Carpenter thuộc Đại học Old Dominion (Mỹ) phát hiện, trai của trang trại Kamoka tốt cho các đàn cá địa phương, vì chúng cung cấp chỗ ẩn nấp cho những con cá nhỏ và một số thức ăn dưới dạng sinh vật bám ngoài lớp vỏ.
Hai cha con ông Patrick và Josh Humbert đang phân loại ngọc tại Kamoka. Trang trại này được cha và anh trai của Josh Humbert thành lập năm 1990. Một năm sau đó, khi đang học dở đại học, Josh Humbert đã tham gia quản lý trang trại và trở thành chủ sở hữu duy nhất dù cha anh - ông Patrick vẫn làm việc ở đây.
Các dụng cụ phẫu thuật đặt bên cạnh một con trai để tách vỏ. Mỗi con trai như thế này có thể sản sinh tới 30 viên ngọc. Một mảnh vỏ trai cùng với một nhân hay hạt sau đó sẽ được cấy vào các con trai khác để kích thích chúng sản sinh ngọc. Trái với quan niệm phổ biến lâu nay, theo Josh Humbert, hiếm khi có một hạt cát ở trung tâm của một viên ngọc. Thay vào đó, các viên ngọc tự nhiên thường hình thành khi con trai tạo dựng xà cừ quanh các con giun xâm chiếm lớp vỏ của nó.
Josh Humbert, chủ trang trại Kamoka, đang kiểm tra một con trai nuôi lấy ngọc. Quá trình "cấy nhân" cho trai nuôi lấy ngọc là công việc đòi hỏi sự khéo léo và mất nhiều thời gian để thành thục. "Trước đây từng chỉ có vài người, chủ yếu từ Nhật Bản, biết cách thực hiện quá trình này và họ luôn giữ bí mật nghiêm ngặt bí quyết của mình. Tuy nhiên, rốt cuộc bí mật cũng được hé lộ và nhiều người hơn đã được đào tạo làm việc đó".
Một nông dân người Tahiti có tên Timi đang cẩn thận lấy một viên ngọc ra khỏi một con trai. Timi đã làm việc cho trang trại Kamoka kể từ năm 1993. Chủ nhân Humbert nói, anh trả hậu hĩnh hơn cho các nhân viên của mình so với nhiều trang trại có quy mô lớn hơn trên hòn đảo Ahe.
Tình nguyện viên Whitman đang đặt các con trai vào một cái giỏ mắt lưới để chuẩn bị đưa chúng xuống ngập nước trong 2 năm, giúp các hạt ngọc trai bắt đầu hình thành phát triển thành những vật thể lớn và sáng bóng như mong muốn.
Trai nuôi lấy ngọc chiếm nhiều diện tích hơn trai nuôi lấy thịt vì chúng được đặt khá xa cách nhau. Nếu các con trai được xếp quá gần nhau, ngọc do chúng tạo ra sẽ nhỏ hơn và kém sáng bóng hơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững
- Giảm 50% lượng rác thải nhờ làm tốt công tác phân loại tại nguồn
- Việt Nam đang bán lúa non tín chỉ carbon giá bèo
- HANE đồng hành cùng Lữ đoàn 125 tuyên truyền chủ quyền biển đảo Việt Nam
- Bốn tiêu chí triển vọng giúp rừng phòng hộ Cần Giờ thành khu Ramsar
- Hạn chế những tác động bất lợi đến công tác bảo tồn Cây Di sản
- 91 loài mới được phát hiện tại Việt Nam với 85 loài đặc hữu
- Lâm Đồng đề xuất loại bỏ Dự án Khu công nghiệp- nông nghiệp hơn 300 ha
- Vì sao lở đất thường kèm theo những tiếng nổ lớn?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.