Thứ tư, 22/01/2025, 23:28:59 PM (GMT+7)

Thích ứng biến đổi khí hậu từ cách giản dị nhất

(16:11:42 PM 04/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Không hô khẩu hiệu, nhiều tổ chức phi chính phủ mang đến cho người dân cách cải thiện sinh kế từ chính thửa đất của mình khi thời tiết khắc nghiệt hơn.


Công tác truyền thông được triển khai tại nhiều địa phương


Từng dự án nhỏ với những nỗ lực nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu (BĐKH) đang được thực hiện bởi các thành viên mạng lưới: “BĐKH và xã hội dân sự Việt Nam” do Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (VUSTA) mới hình thành cuối năm 2008. Đến nay đã có 100 thành viên là các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động trong mạng lưới cùng trao đổi thông tin, lồng ghép BĐKH vào chương trình hoạt động của mình.

Nói cách khác để dễ hiểu hơn

Phải thừa nhận, khái niệm BĐKH đến thời điểm này dù được nhắc đi nhắc lại nhiều lần song không phải ai cũng có thể hiểu, nhất là với cộng đồng dân cư nông thôn và miền núi. Vì vậy đã không ít dự án nằm trong chương trình giảm thiểu và thích ứng với BĐKH nhưng đã được các tổ chức thực hiện gọi với những tên gọi dễ hiểu hơn như bảo vệ môi trường hay cải thiện sinh kế.

Bà Vũ Thị Bích Hợp, Giám đốc Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD), Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam cho biết: “SRD thực hiện rất nhiều dự án lồng ghép BĐKH, các dự án nông nghiệp bền vững đã thực hiện từ lâu nhưng từ đầu các cán bộ dự án không nói với người dân đó là những lo lắng, tính toán cho BĐKH mà chỉ là đóng góp vào môi trường, giúp sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả (đất, rừng, nước…), giảm thiểu phát thải trong không khí…

Tất cả các yếu tố này đều liên quan đến BĐKH nhưng đã phải chuyển từ và dần dần mới nói với họ thế nào là thích ứng, thế nào là giảm thiểu. Khi họ thấy được tác dụng của dự án với chính đời sống của gia đình họ mới nói để họ hiểu, hoạt động này góp phần giảm thiểu tác động của BĐKH”.

Giống như mưa dần thấm lâu, đến nay hàng trăm dự án về phát triển sinh kế ven biển, quản lý nguồn lợi ven biển, tăng cường năng lực; thúc đẩy nông thôn bền vững; quản lý đất bền vững có sự tham gian bảo tồn giống lúa địa phương; quản lý bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn… đang được các NGO triển khai trên khắp các miền của đất nước.

Đảm bảo sinh kế


Tại Hà Tĩnh thông qua dự án “Áp dụng chuỗi giá trị để cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh BĐKH và thiên tai ở tỉnh Hà Tĩnh” nhằm mục đích cải thiện sinh kế bền vững cho những nông dân nghèo trong bối cảnh BĐKH và thiên tai ngày một nhiều.

Theo đó bà con nơi đây được giúp đỡ thành lập các tổ phòng chống lũ lụt và thử nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH.

Cụ thể bà con được trồng thử nghiệm giống lúa mới NA.R5 - giống lúa cho thu hoạch trước mùa lũ có thể giúp cho bà con nơi đây cầm chắc thắng.

Chị Nguyễn Thị Hiếu, cán bộ dự án thôn Vân Cửu cho biết, giống lúa mới này đang được trồng thí điểm ở 13/100 hộ trong thôn. “Trước đây, khi lúa đông xuân còn chưa thu hoạch được thì mưa lũ ào về, bao nhiêu công sức chăm bón của bà con đều trôi theo dòng nước lũ. Với giống lúa mới NA.R5 này, bà con có thể gặt trước khi mùa mưa lũ về. Đây là loại lúa ngắn ngày (từ 3 đến 3,5 tháng) cho năng suất cao (2,5 tạ/sào), chất lượng gạo thơm ngon, đặc biệt chịu hạn và chịu lụt tốt, rất phù hợp với khí hậu khắc nhiệt như ở Hà Tĩnh. Dự kiến, sắp tới chúng tôi sẽ mở rộng ra nhiều gia đình ở trong thôn”, chị Hiếu cho hay.

Một trong những mô hình khác được bà con quan tâm học hỏi chính là “đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn”. Đây là một phương thức nuôi lợn vừa cho hiệu quả kinh tế cao lại không có mùi hôi.

Theo nhận định chung của bà con huyện Can Lộc, hiện người dân trong vùng đã được trang bị những kiến thức về phòng, chống lụt bão, mô hình sinh kế bền vững, từ đó cải thiện cuộc sống của mình.

 


Thay vì nuôi trồng thủy sản theo kiểu tận diệt, bà con tại Giao Xuân, Nam Định bây giờ đã quen với mô hình nuôi ngao bền vững


Tại Nam Định, Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) cũng chung tay cùng bà con ven biển yên tâm bám biển khi khí hậu thay đổi.

Theo đó MCD cùng với địa phương cũng giúp bà con tại Giao Thủy triển khai lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm-một trong số những mô hình tiêu biểu góp phần giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Hệ thống giúp cho bà con tiếp cận sớm được với các thông tin về thời tiết, chủ động phòng tránh để giảm thiệt hại về người và tài sản.

Ngoài ra các dự án MCD triển khai cũng hướng tới việc giúp người dân cải thiện sinh kế, chủ động khi biến đổi khí hậu.

Tại Giao Xuân, Nam Định chị em phụ nữ được hướng dẫn phương pháp nuôi trồng thủy sản bền vững. Nếu như trước đây, chị em tại địa phương chỉ biết khai thác thủy sản theo kiểu “tận diệt”, thì nay ý thức của cộng đồng đã được nâng cao. Trước đây, ngoài hai vụ lúa, các chị đi cào ngao trên biển, vất vả mà thu nhập chẳng đáng là bao, thì nay các chị đã biết tổ chức làm du lịch sinh thái, nuôi ngao theo mô hình bền vững.

Khi triển khai mô hình du lịch cộng đồng, phụ nữ và người dân Giao Xuân được MCD tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng về du lịch sinh thái, đón tiếp khách, nấu ăn, phòng buồng; tập huấn vệ sinh môi trường, phân loại rác thải.

Các chị cũng thường xuyên cùng các đoàn thể trong xã tham gia làm sạch bờ biển, nhặt rác ven biển. Đến nay, các xóm, đội trong xã đã có khu tập trung xử lý rác, các hộ gia đình cũng tự giác đóng phí thu gom rác thải.

Tại nhiều địa phương, sau khi đánh giá tính dễ bị tổn thương MCD đã chọn 5 xã tại tỉnh Nam Định, 3 xã tại tỉnh Thái Bình và 3 xã tại TP.Hải Phòng để xây dựng mô hình sinh kế mới. Đến nay đã có 977 hộ nông dân nghèo được dự án hỗ trợ triển khai các mô hình sinh kế thich ứng BĐKH: Trồng lúa, nuôi lợn nái Móng Cái, nuôi cá, nuôi gà Sao, đệm lót sinh học, nuôi cua trong rừng ngập mặn…

Theo TS Nguyễn Hữu Ninh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục môi trường và Phát triển (VUSTA)-nhà khoa học của Việt Nam trong nhóm đã vinh dự nhận được giải thưởng Nobel 2007 cho nghiên cứu về BĐKH toàn cầu khẳng định: “Vấn đề BĐKH đang trở nên cấp bách đối với Việt Nam. Chúng ta cần phát huy sức mạnh nội lực hơn nữa để giải quyết vấn đề này”.

Bà Hợp cũng hiến kế, các cơ quan Nhà nước nên công khai để toàn dân biết về chương trình mục tiêu BĐKH, các chương trình, dự án tài trợ của nước ngoài cũng cần thông báo các tổ chức được biết, tham gia và đóng góp ý kiến. Mọi hoạt động cấn có hướng ưu tiên cho người dân các cộng đồng.

Mọi việc bắt đầu từ chính những người dân trong cộng đồng chứ không phải trên bàn hội nghị, hội thảo để rồi không đi đến đâu.

“Tất cả nên bắt tay nhau, đồng thuận cùng làm ngay từ lúc này chứ không thể là những câu chuyện riêng của các NGO”.

Bích Ngọc- báo ĐV
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thích ứng biến đổi khí hậu từ cách giản dị nhất

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI