Thứ tư, 22/01/2025, 23:00:20 PM (GMT+7)

Tham nhũng tạo cơ hội cho buôn lậu động vật quý hiếm

(08:45:56 AM 22/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Việt Nam được coi là một trong những điểm trung chuyển động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, chính vì thế hoạt động buôn lậu ĐVHD qua biên giới lâu nay vẫn là vấn đề nhức nhối. Vấn nạn này càng khó kiểm soát hơn khi chúng được tiếp tay bởi một bộ phận các lực lượng chức năng khu vực biên giới. Những ghi chép dưới đây về tình hình buôn lậu ĐVHD tại biên giới Việt – Trung của TS. Scott Roberton – Giám đốc Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS) tại Việt Nam – sẽ cho độc giả thấy rõ thêm một khía cạnh của hoạt động buôn bán trái phép này.

 Móng Cái – cửa ngõ buôn lậu ĐVHD

 

Cất giấu trong những khoang chứa của xe tải công-ten-nơ hoặc ngụy trang dưới lớp nhựa phế thải, hải sản và các sản phẩm khác, động vật sống và các bộ phận của chúng được chuyển đi khắp nơi trên thế giới. Từng kiện, từng kiện hàng được bốc dỡ lên những con thuyền ọp ẹp neo đậu tại khu vực sông Ka Long (Móng Cái, Quảng Ninh), trong đó có thể là ngà voi, sừng tê giác, hổ, tê tê hay rùa hoang dã. Có con đã chết, có con còn thoi thóp. Những loài quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng này không phải đi xa, chỉ cần qua sông thêm 10 m nữa là chúng đã thâm nhập vào Trung Quốc – một trong những thị trường tiêu thụ ĐVHD lớn nhất thế giới.

 

Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2011 đến tháng 1/2012, Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS) – Chương trình Việt Nam đã phối hợp cùng các đối tác địa phương tiến hành hàng trăm giờ khảo sát về việc mua bán các mặt hàng ĐVHD dọc sông Ka Long. Phân tích của chúng tôi cho thấy hơn 90% các mặt hàng mua bán (cả hợp pháp và bất hợp pháp) tại Móng Cái giữa Việt Nam và Trung Quốc được vận chuyển trái phép. Chỉ trong vòng 3 tháng, chúng tôi đã ghi nhận gần 17.000 phương tiện vận chuyển 34.000 lượt hàng nhập vào và xuất ra từ Trung Quốc.

 


Những kẻ buôn lậu vận chuyển hàng hóa từ xe tải xuống thuyền (Ảnh: WCS Việt Nam)

 

Các loài bị buôn lậu nhiều nhất là tê tê (còn sống, đông lạnh và đã bị cạo vảy), rùa nước ngọt mai cứng và mai mềm, rắn (rắn hổ mang, rắn ráo, trăn), ngà voi, cá sấu, cầy hương, gấu (còn sống và chân gấu), khỉ, tắc kè Tô-kê, sừng tê giác và một lượng lớn các loài chim. Danh sách loài này bao gồm những loài đang được bảo vệ tại Trung Quốc, Việt Nam; loài bị cấm buôn bán trên toàn cầu theo Công ước Buôn bán Quốc tế Các loài Động Thực vật Hoang dã Nguy cấp (CITES); và cả loài đang nằm trong danh mục Nguy cấp và Cực kỳ Nguy cấp của Sách đỏ IUCN.

 

Dữ liệu thu thập được trên sông Ka Long và kết quả các cuộc điều tra khác của chúng tôi đã hé lộ một thực tế đáng buồn rằng nạn buôn lậu ĐVHD đang lan tràn tại Việt Nam và đẩy ngày càng nhiều loài quý hiếm đến bờ vực tuyệt chủng.

 

Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy số lượng các băng nhóm tội phạm có tổ chức chi phối hoạt động buôn lậu ở Móng Cái đã tăng lên nhanh chóng do sự quản lý yếu kém và nạn tham nhũng ở các chính quyền và cơ quan thực thi pháp luật vùng biên giới. Những trùm bảo kê đã tạo điều kiện cho nạn buôn người và ma túy qua biên giới cũng đóng vai trò chủ chốt trong các đường dây buôn bán ĐVHD trái phép, cụ thể là vai trò làm trung gian cho khách hàng Trung Quốc và thương lái người Việt Nam, đồng thời duy trì mối quan hệ chặt chẽ và đút lót cho cơ quan thực thi pháp luật để tránh bị bắt giữ, truy tố và trừng phạt.

 

Hậu quả tất yếu là công tác truy bắt tội phạm diễn ra rất lỏng lẻo. Từ giữa năm 2006 đến năm 2009 chỉ có 317 vụ vi phạm bị bắt giữ tại Móng Cái, Quảng Ninh; tệ hơn là mới chỉ có 14 vụ bị truy tố hình sự và chỉ một số ít trong đó bị phạt tiền nặng hoặc ngồi tù.

 


Chi cục Kiểm lâm kiểm tra sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã bị tịch thu (Ảnh: WCS Việt Nam)

 

Cần hơn nữa những nỗ lực từ chính quyền

 

Cho dù vậy vẫn có những dấu hiệu đáng khích lệ để chúng ta hy vọng. Dấu hiệu đầu tiên bắt nguồn từ truyền thông Việt Nam. Các nhà báo rõ ràng đã cho chúng ta thấy sự dũng cảm của họ khi thường xuyên viết bài về những chiến dịch truy quét, đồng thời in các bài bình luận và phóng sự điều tra về tình trạng buôn bán ĐVHD và buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái.

 

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng thể hiện những động thái quan tâm hơn đến vấn nạn này. Đáng nói nhất là việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành chỉ thị tới các bộ nhằm thắt chặt quy định về thương mại qua biên giới và hành động chống lại các nhóm buôn lậu có tổ chức.

 

Điều này đã dẫn đến hành động thứ ba diễn ra gần đây và có lẽ đáng khích lệ nhất, đó là: Chính phủ Việt Nam đã trực tiếp chỉ đạo truy quét một nhóm buôn lậu ĐVHD lớn tại Móng Cái, tóm gọn và bắt giữ 20 tên thuộc băng đảng Dũng “Mặt sắt”, tên trùm khét tiếng nhất về buôn lậu ĐVHD và các mặt hàng khác ở khu vực biên giới Việt – Trung.

 

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm.

 

Mặc dù buôn lậu ĐVHD qua biên giới quốc tế là hành vi phạm tội hình sự ở Việt Nam, song vẫn có một số lượng lớn các đối tượng ở khắp các tỉnh, thành đã vi phạm nhiều lần. Khi bị bắt, hầu như họ chỉ phải trả một khoản tiền phạt tương đối thấp so với số tiền kiếm được, mức phạt hành chính cao nhất có thể lên đến 500 triệu đồng, tương đương khoảng 24.000 USD. Còn để các chuyến hàng phi pháp của mình được vận chuyển trót lọt qua biên giới, thường thì những kẻ buôn lậu phải hối lộ quan chức hàng chục nghìn USD.

 

Thực tế này một lần nữa khẳng định đẩy lùi nạn buôn bán trái phép ĐVHD qua biên giới là một mục tiêu dài hạn đầy thách thức. Do đó, Chính phủ Việt Nam nên ưu tiên khởi động một chiến dịch lâu dài để phòng ngừa nạn tham nhũng của các quan chức khu vực biên giới bằng cách tìm kiếm và áp dụng hình phạt mạnh và hiệu quả đối với bất kỳ ai nhận hối lộ. Đồng thời cũng cần thiết lập chế độ khen thưởng hợp lý đối với hành động tố cáo tham nhũng, xây dựng các rào chắn dọc bờ sông và lắp đặt các máy quét tia X tại một số trạm hải quan Móng Cái để tăng tỷ lệ phát hiện sai phạm…

 

Các thành viên của WCS Việt Nam đã và đang nỗ lực giảm thiểu nạn buôn bán ĐVHD trái phép tại đây trong suốt gần một thập kỷ qua. Ngoài việc khảo chứng và chia sẻ thông tin liên quan tới quy mô và động lực thúc đẩy nạn buôn lậu ĐVHD với cơ quan chính phủ cũng như nhiều tổ chức, cá nhân khác, chúng tôi còn tiến hành tập huấn, đào tạo hơn 800 cán bộ thực thi pháp luật trong công tác điều tra và kỹ thuật thực thi; hỗ trợ các cuộc đối thoại song phương giữa Việt Nam và các nước đối tác thương mại chủ chốt.

 

Hy vọng rằng đến cuối thập kỷ hợp tác tiếp theo với Việt Nam cũng là lúc chúng tôi có thể vui mừng vì vấn nạn buôn lậu ĐVHD tại quốc gia này sẽ chấm dứt.

TRỊNH KIM CHI (Theo Diễn Đàn Đầu Tư)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tham nhũng tạo cơ hội cho buôn lậu động vật quý hiếm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI