Thứ bảy, 18/01/2025, 19:22:14 PM (GMT+7)

Sử dụng nguồn dược liệu bền vững tại các trường y học cổ truyền

(09:38:30 AM 30/11/2016)
(Tin Môi Trường) - 50 lãnh đạo và giảng viên đến từ các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp Y dược học Cổ truyền cam kết sẽ truyền tải các bài học và thông điệp thể hiện thái độ không khoan nhượng đối với việc tiêu thụ động thực vật hoang dã nguy cấp tới sinh viên và cộng đồng Y dược học Cổ truyền sau khi tham dự hai lớp hội thảo tập huấn ở Hà Nội và Hồ Chí Minh do TRAFFIC và Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương – Bộ Y tế (T5G) phối hợp tổ chức.

[-]Sử[-]dụng[-]nguồn[-]dược[-]liệu[-]bền[-]vững[-]tại[-]các[-]trường[-]y[-]học[-]cổ[-]truyền

 
Tham dự hai lớp tập huấn là lãnh đạo và giảng viên của 10 trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp Y dược học Cổ truyền tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Dự kiến sau lớp tập huấn, các đại biểu này sẽ hướng dẫn và kêu gọi được sự cam kết của hơn 3000 sinh viên, giảng viên và bác sĩ y học cổ truyền tại Việt Nam cùng tham gia tạo ra sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng và sử dụng trái phép động thực vật hoang dã qua đó thúc đẩy sử dụng hợp pháp và bền vững các nguồn dược liệu y học cổ truyền.
 
Phát biểu khai mạc tại lớp tập huấn, Ông Trần Quang Mai, Phó giám đốc phụ trách quản lý điều hành, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương cho biết “Bộ Y tế đã loại bỏ rất nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ động thực vật hoang dã trái phép và không bền vững ví dụ như sừng tê giác khỏi cuốn dược điển học và Bộ Y tế vẫn đang nỗ lực loại bỏ tất cả động thực vật hoang dã trái phép và nguy cấp ra khỏi danh mục thuốc y học cổ truyền”.
 
Tại buổi tập huấn, các đại biểu tham dự đã thảo luận về tính bất hợp pháp của việc sử dụng sừng tê giác và các sản phẩm động thực vật hoang dã trong y học cổ truyền đồng thời đưa ra lý do vì sao các bác sỹ y học cổ truyền cần phải tránh kê đơn và sử dụng các sản phẩm trên để bảo vệ uy tín của bản thân và ngành y học cổ truyền.
 
[-]Sử[-]dụng[-]nguồn[-]dược[-]liệu[-]bền[-]vững[-]tại[-]các[-]trường[-]y[-]học[-]cổ[-]truyền
 
Bà Madelon Willemsen, Trưởng đại diện tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam cho biết “Bằng việc thắt chặt luật pháp và gia tăng mức xử lý trong bộ luật hình sự mới sửa đổi, cộng đồng y dược học cổ truyền có thể chủ động hơn trong việc giảm thiểu nhu cầu đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động thực vật hoang dã trái phép. TRAFFIC và T5G tổ chức lớp tập huấn này nhằm nhằm kêu gọi thầy thuốc y học cổ truyền hãy bảo vệ uy tín của mình trước các nguy cơ liên quan đến mua bán trái phép động thực vật hoang dã và tích cực thực hành trách nhiệm xã hội trong khám chữa bệnh, giảng dạy và các hoạt động cộng đồng”.
 
“Cam kết từ các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp Y dược học Cổ truyền trong việc bảo vệ các động thực vật hoang dã nguy cấp là vô cùng cần thiết cho chiến lược giảm thiểu nhu cầu đối với các sản phẩm động thực vật hoang dã trong đó có sừng tê giác. Các trường có thể sử dụng bộ sản phẩm truyền thông được thiết kế bởi T5G và TRAFFIC để lồng ghép nội dung về bảo vệ động thực vật hoang dã vào các hoạt động tại nhà trường và đề xuất các sản phẩm thay thế động thực vật hoang dã”.
 
[-]Sử[-]dụng[-]nguồn[-]dược[-]liệu[-]bền[-]vững[-]tại[-]các[-]trường[-]y[-]học[-]cổ[-]truyền
 
Được tài trợ bởi quỹ Peace Parks, TRAFFIC sử dụng cách tiếp cận dựa trên nghiên cứu khoa học để giảm thiểu nhu cầu đối với các sản phẩm động thực vật hoang dã trái phép. Các nghiên cứu được thực hiện bởi TRAFFIC đã xác định rằng cộng đồng Y học cổ truyền sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu tiêu thụ các sản phẩm động thực vật hoang dã trái phép.
 
Năm 2014, biên bản ghi nhớ 5 năm giữa TRAFFIC và Bộ Y tế đã được ký kết nhằm chống lại buôn bán trái phép động thực vật hoang dã. T5G là cơ quan trực thuộc Bộ Y tế, bắt đầu hợp tác làm việc với TRAFFIC từ năm 2015 nhằm hỗ trợ thay đổi hành vi của các nhà thực hành y dược học cổ truyền và bảo vệ sự đa dạng sinh học tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
 
Tại Việt Nam, TRAFFIC đang gắn kết rất nhiều nhóm cộng đồng ở các lĩnh vực khác nhau, bao gồm khối y học cổ truyền và khối doanh nghiệp để chống lại buôn bán trái phép động thực vật hoang dã.
 
Bằng việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng đối với các sản phẩm động thực vật hoang dã nguy cấp, TRAFFIC cũng nỗ lực thúc đẩy luật pháp để chấm dứt buôn bán trái phép. Buổi tập huấn là một hoạt động quan trọng trong quá trình tiếp cận của TRAFFIC nhằm giảm thiểu nhu cầu và gia tăng rào cản đối với tiêu thụ động thực vật hoang dã trái phép.
PHẠM MẠNH CƯỜNG/Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sử dụng nguồn dược liệu bền vững tại các trường y học cổ truyền

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI