Cộng đồng
Sự cố chỉ tiềm ẩn ở công trình thủy điện vừa và nhỏ
(09:50:48 AM 19/07/2013)Bộ Xây dựng cho biết, sự cố thường xảy ra tại các dự án quy mô nhỏ do tư nhân làm chủ đầu tư. Ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, nhiều chủ đầu tư do thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ chuyên môn hoặc do lợi ích của doanh nghiệp (tiết kiệm chi phí trong khảo sát, lập thiết kế, thẩm định, …) nên việc quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng chưa tuân thủ đầy đủ quy định hiện hành. Thậm chí, chủ đầu tư còn tự thay đổi thiết kế, không tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình gây hậu quả nghiêm trọng như trường hợp thủy điện Đăm Bol – Đạ Tẻl (Lâm Đồng) và thủy điện Đăk Mêk 3 (Kon Tum).
Với các công trình thủy điện, công tác quan trắc là một phần việc rất quan trọng nhưng nhiều chủ đầu tư lại rất “lơ là”. Bộ Xây dựng dẫn chứng, trong số 56 đập thì có tới 33 đập chưa được chủ đập thực hiện quan trắc và 1 đập chưa lắp đặt thiết bị quan trắc như thủy điện Ayun Thượng 1A. Cùng đó, công tác vận hành khai thác, bảo trì theo quy định cũng chưa được các chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng thực hiện nghiêm túc, nhất là với công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách. Thậm chí, nhiều chủ đầu tư còn chưa tổ chức lập quy trình bảo trì công trình. Thêm vào đó, việc phối hợp kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và ngành liên quan ở một số địa phương chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên.
Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, hiện vẫn còn 12/56 đập chưa thực hiện việc đăng ký an toàn đập; 29/56 đập chưa thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận bảo đảm chất lượng xây dựng đập; 33/46 đập đã đến kỳ kiểm định nhưng chưa được chủ đập kiểm định an toàn đập; 33/56 đập chưa phê duyệt Phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập; 17/56 đập chưa có phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập được phê duyệt; 31/56 đập chưa có phương án bảo vệ đập được duyệt; 3/56 hồ chưa có quy trình vận hành điều tiết nước hồ chứa. Đây là những con số tiềm ẩn nguy cơ sự cố tại nhóm công trình này.
Ảnh minh họa
Điểm mặt nguyên nhân, Bộ Xây dựng cho rằng những hạn chế, thiếu sót về quản lý an toàn đập một phần do bất cập, khó khăn trong triển khai thực hiện Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 7/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập (Nghị định 72). Điển hình là việc phân định vai trò, trách nhiệm, sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt phương án bảo vệ đập, phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du, quy trình vận hành liên hồ chứa… chưa rõ ràng, nhất là tại các công trình liên quan đến nhiều tỉnh. Đặc biệt, công tác quản lý an toàn đập của chủ đập còn nhiều hạn chế nhất là tại các tuyến huyện, xã thường bị buông lỏng, thiếu chế tài xử lý…
Hiện Chính phủ đã ban hành Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 6/12/2010 về bảo trì công trình xây dựng, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng, trong đó đã quy định cụ thể hơn về công tác bảo trì công trình xây dựng, quy định mới về thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, kiểm tra trước khi đưa công trình vào sử dụng và công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng công trình… Vì vậy, một số quy định tại Nghị định 72 đã không còn phù hợp, cần nghiên cứu sửa đổi trong thời gian tới – Bộ Xây dựng kiến nghị.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, từ khi Nghị định 72 của Chính phủ được ban hành, công tác quản lý an toàn đập đã được cụ thể hóa hơn so với Pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thủy lợi cũng như Pháp lệnh phòng, chống lụt bão trước đó. Qua thời gian 5 năm thực hiện, chất lượng các đập trong phạm vi cả nước đã được kiểm soát tốt hơn, phần nào giảm được sự cố, đặc biệt là đối với những công trình có quy mô lớn, công nghệ mới như đập RCC. Bản thân các địa phương cũng thay đổi nhận thức và quan tâm hơn đến công tác quản lý an toàn đập, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những công trình có dấu hiệu xuống cấp, mất an toàn. Tuy nhiên, đó là với các công trình lớn nhưng nhóm thủy điện vừa và nhỏ vẫn chưa tuân thủ nguyên tắc này.
Để tăng cường quản lý và phát triển thủy điện, theo Bộ Xây dựng, công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình cần quy định chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong quản lý vận hành hồ đập thuỷ điện. Đồng thời, cần khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng thiết kế, thi công, quan trắc, đánh giá an toàn đập, tăng cường độ chính xác dự báo thời tiết trung và dài hạn để chủ động xả lũ cho công trình, tránh trường hợp lũ kép xảy ra.
Cùng đó, liên bộ, liên ngành cần phối hợp chặt chẽ ngay từ khâu kiểm soát đầu tư xây dựng, quản lý an toàn đập nhất là đối với các chủ đầu tư là doanh nghiệp tư nhân; đồng thời rà soát, chỉ đạo các đơn vị quản lý vận hành hồ chứa tính toán thêm tần suất lũ kiểm tra theo tiêu chuẩn TCVN 285-2002 nhằm nâng cao khả năng thoát lũ cho công trình.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.