Thứ tư, 22/01/2025, 23:56:53 PM (GMT+7)

Phim ngắn về Tê giác Nam Phi và mối liên hệ với Việt Nam Tin ảnhTin video

(23:00:37 PM 26/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày 26/8/2013, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt một phim ngắn nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về thực trạng đáng báo động cùng những hiểm họa mà các loài tê giác trên thế giới hiện đang phải đối mặt. Nhìn lại quá trình buôn bán trái phép sừng tê giác từ Nam Phi về Việt Nam, bộ phim cho thấy hậu quả nghiêm trọng từ nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ sừng tê giác đang ngày một gia tăng tại Việt Nam.

Tê giác - Ảnh TL

 

Đây là  phim ngắn thứ hai trong một loạt phim ngắn của ENV trong năm 2013 nhằm khuyến khích người dân không tiêu thụ sừng tê giác.

 

Do sự thiếu hiểu biết và niềm tin mù quáng vào công dụng của sừng tê giác của một bộ phận người dân đã khiến Việt Nam trở thành một trong những thị trường nóng về tiêu thụ sừng tê giác. Kinh tế phát triển nhanh cùng mức sống được nâng cao đã khiến nhu cầu sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam ngày càng gia tăng và đây được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nạn săn bắn, giết hại tê giác ở Nam Phi. Trong 6 năm qua, số lượng tê giác đen và tê giác trắng ở Nam Phi bị giết để lấy sừng đã tăng đột biến. Chỉ tính riêng từ tháng 1 năm 2013 đến nay, đã có ít nhất 553 cá thể tê giác bị giết hại.

 

Theo bà Nguyễn Phương Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên “Năm 2012, trung bình mỗi ngày có hai cá thể tê giác bị săn bắn trái phép. Chính nhu cầu sử dụng sừng tê giác của người Việt đã và đang gián tiếp giết hại và đẩy các loài tê giác đến bờ tuyệt chủng. Thông qua đoạn phim ngắn này, chúng tôi mong muốn gửi thông điệp tới mỗi người dân Việt Nam rằng mỗi người trong chúng ta đều có thể góp phần bảo vệ loài tê giác bằng cách nói KHÔNG với sừng tê giác để ngăn chặn việc giết hại cũng như bảo vệ các loài tê giác khỏi sự tuyệt chủng”.

 

Đây là phim ngắn thứ 16 mà ENV đã sản xuất trong chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân nhằm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có liên quan tới ĐVHD. ENV cảm ơn sự hợp hỗ trợ và hợp tác của hai tổ chức Save the Rhino International và RhiNOremedy trong việc sản xuất  phim này.

 

 

Sử dụng kỹ thuật hoạt họa, mỗi cảnh trong đoạn phim đã tái hiện chuỗi mắt xích trong đường dây buôn bán sừng tê giác xuyên quốc gia. Tê giác trong tự nhiên ở Nam Phi bị các thợ săn giết để lấy sừng bán cho những kẻ buôn lậu và từ đó những chiếc sừng này sẽ được vận chuyển về Việt Nam để tiêu thụ.

Xem video về:Phim ngắn về Tê giác Nam Phi và mối liên hệ với Việt Nam
LÊ MAI HẠNH (Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên - ENV)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phim ngắn về Tê giác Nam Phi và mối liên hệ với Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI