Cộng đồng
Không tiêu cực, CSGT lo gì quay phim, chụp ảnh?
(15:32:03 PM 22/08/2013)Một số hình ảnh CSGT nhận hối lộ bị ghi lại. Ảnh: Tiền Phong
Quay phim, chụp ảnh cũng là cách chống tiêu cực
Bạn đọc Tuấn Hoàng đặt câu hỏi: Hiện nay nhiều tuyến phố, nhà dân, thậm chí những chiếc xe hơi cũng được gắn camera dẫn đường… vậy nếu cấm quay phim chụp ảnh CSGT thì sẽ xử lý thế nào? Chẳng lẽ cứ thấy bóng dáng CSGT là phải tắt chế độ quay phim hay sao?
Còn độc giả Việt Hùng cho rằng lực lượng công an ăn lương từ tiền thuế nhân dân đóng góp nên đương nhiên phải chịu sự giám sát của nhân dân. Riêng CSGT là những người hàng ngày tiếp xúc với đồng tiền, nếu không có sự giám sát của dân thì CSGT rất dễ làm ẩu, làm sai. Trong những năm qua, chính nhờ có sự quan tâm, giám sát của báo chí mà nhân dân mới nắm bắt được một số sai phạm của CSGT gây bức xúc trong dư luận.
Ông Hùng khẳng định: “Quay phim chụp ảnh cũng là một cách đấu tranh với tiêu cực. Điển hình là các vụ CSGT ăn chặn tiền của người vi phạm, hay các vụ CSGT hành hung người vi phạm giao thông...Xin chân thành cảm ơn các nhà báo đã dũng cảm theo dõi và đăng bài về các vi phạm của ngành công an. Nếu không được quần chúng và các nhà báo giám sát đúng mức thì CSGT rất dễ xảy ra tiêu cực".
Độc giả Dương Yến Thanh bức xúc: "Đây chỉ là công văn hành chính, biết rồi, khổ lắm, nói mãi! Nhưng nhận được "chỉ đạo" này, CSGT các nơi sẽ hành xử thế nào? Biết đâu lại chẳng xảy ra chuyện còng tay, tạm giữ để xử lý những người dám 'to gan' quay phim, chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ? Ban hành văn bản này, phải chăng ông Cục phó muốn nhắc nhở CSGT hãy nâng cao cảnh giác, kẻo bị chụp ảnh, quay phim cảnh làm tiền, ăn hối lộ thì nguy chăng?!
Đề nghị thu hồi văn bản 1042
CSGT vẫn giữ được hình ảnh đẹp trong con mắt người dân với những cảnh trần mình phơi nắng điều khiển giao thông hay dắt tay người già, trẻ em qua đường. Ảnh: Minh Đức
Cùng quan điểm, độc giả Khắc Phấn kiến nghị Cục CSGT ban hành văn bản trái luật yêu cầu phải hủy bỏ ngay, đồng thời Tổng cục Cảnh sát nên có hình thức xử lý cơ quan dưới quyền đã ban hành văn bản trái luật.
Luật Công an Nhân dân được Quốc hội phê chuẩn rất rõ ràng, hà cớ gì Cục CSGT lại ban hành văn bản vi phạm luật gây bức xúc trong dư luận? Rõ ràng Cục CSGT ban hành văn bản 1042 có dấu hiệu bao che cho việc làm khuất tất của những CSGT tiêu cực chuyên nhận tiền mãi lộ mà lâu nay cơ quan báo chí đã thông tin.
Còn độc giả Hà Bình Nguyên cật vấn: "Nếu cán bộ CSGT trong cả nước đều trong sạch, làm việc chí công vô tư, có thái độ cư xử đúng mực, chấp hành nghiêm điều lệnh CAND thì sợ gì bị người khác quay phim, chụp ảnh? Thay vì ký văn bản kỳ cục ấy, người ra văn bản nên dành thời gian để giáo dục cán bộ, chiến sĩ của mình sống trong sạch hơn, có trách nhiệm hơn với cộng đồng. Đừng để CSGT làm mất uy tín, thanh danh của lực lượng CAND nói chung".
Độc giả Thanh hài hước đặt vấn đề: "Thưa Đại tá Hà, phải chăng muốn bắt quả tang CSGT ăn hối lộ, em phải xin phép? Nếu bác CSGT ăn hối lộ đồng ý thì em mới được quay phim chụp ảnh để tố cáo à? Anh trong sáng thì sợ gì người ta quay phim, chụp ảnh".
Theo độc giả Nguyễn Ngọc Linh, văn bản 1042 này đã rõ mục đích là vô hiệu những ảnh chụp, đoạn phim quay lén của người dân đối với những CSGT có hành vi tiêu cực trong khi làm nhiệm vụ, chúng sẽ không được công nhận mặc dù có thấy tiêu cực đi nữa.
Làm điều khuất tất mới sợ tống tiền
Phóng viên Tiền Phong 'chộp' được hình ảnh lái xe mãi lộ CSGT. Ảnh: Tiền Phong
Bạn Lê Trung cho rằng: Khi ai đó tống tiền một ai thì phải có cái bằng chứng gây bất lợi cho đối phương thì mới có thể tống tiền được. Phải chăng CSGT bị tống tiền đó có cái gì sai? Nếu anh minh bạch thì lo gì bị tống tiền, còn kẻ nào tống tiền thì cứ báo cáo lãnh đạo điều tra truy tố trước pháp luật. Nếu bị tống tiền mà không dám báo cáo chứng tỏ có cái gì đó không minh bạch.
Bạn đọc Văn Tuấn chia sẻ: Theo tôi, việc quay phim chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ mà phải xin phép CSGT đó thì còn quay làm gì? Tố giác tiêu cực mà báo cho người tiêu cực biết trước thì cũng như không. Nếu làm thế rồi đây, tiêu cực lại càng tiêu cực hơn. Sẽ không có người dân, phóng viên nào dám tố giác hành vi tiêu cực của CSGT nữa. Nhưng công bằng mà nói, không ít trường hợp hình ảnh quay CSGT đang làm nhiệm vụ gần đây sau khi đưa lên mạng được nhiều người dân ca ngợi như: CSGT Nguyễn Tuấn Mạnh, thuộc Đội CSGT số 4- Phòng CSGT Công an Hà Nội đổ xăng giúp thí sinh đi thi, rồi CSGT đưa người già sang đường vào giờ cao điểm...
Cũng có những độc giả như bạn Văn Chí Hảo bày tỏ thông cảm: "Có lẽ lý do ban hành văn bản này chắc là nhằm đấu tranh với các đối tượng giả danh nhà báo quay phim, chụp ảnh để tống tiền CSGT như đã xảy ra tại Thanh Hoá, Bình Thuận". Tuy nhiên, không lẽ nhà báo hay người dân quay phim, chụp ảnh chỉ để tống tiền CSGT? Và nếu đã hành động chí công vô tư trong khi thực thi công vụ thì còn sợ gì ai tống tiền?
Ý kiến bạn đọc về: Không tiêu cực, CSGT lo gì quay phim, chụp ảnh?
-
truong (16:04:18 PM 24/05/2014)Tiêu đề
Khi giao thông , di chuyển đúng làn đường, không chạy nhanh vượt ẩu, thì không phải sợ gì bị bắn tốc độ, bị quay Camera. Sau này có thể Chính phủ sẽ trang bị Camera từ Nam tới Bắc, các điểm kiểm tra giao thông.Sự giao tiếp giữa tài xế và CSGT sẽ minh bạch dưới Camera giám sát, sẽ không có chuyện CSGT là tiêu cưc được nữa
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.