Thứ tư, 22/01/2025, 19:56:26 PM (GMT+7)

Hiệu quả dự án "Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang"

(09:03:23 AM 25/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Ngày 24/10, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra hội nghị tổng kết dự án "Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang". Dự án do "Quỹ hỗ trợ huy động sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình (PARAFF)" của Chính phủ Đan Mạch tài trợ 600 triệu đồng, được thực hiện từ đầu năm 2014 đến nay tại 2 xã Quảng Thái, Quảng Lợi (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Hiệu[-]quả[-]dự[-]án[-]"Huy[-]động[-]sự[-]tham[-]gia[-]của[-]người[-]dân[-]để[-]bảo[-]vệ[-]môi[-]trường[-]phá[-]Tam[-]Giang

Phá Tam Giang- Ảnh minh hoạ: TL



Hai xã Quảng Lợi, Quảng Thái có 1.500 ha mặt nước với hơn 890 hộ dân sinh sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên phá Tam Giang. Trong quá trình triển khai, dự án đã tổ chức 7 lớp tập huấn, nâng cao kỹ thuật về nuôi, đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; giúp ngư dân chuyển đổi phương thức khai thác thủy sản trên phá Tam Giang. Dự án còn hỗ trợ ngư dân 2 xã Quảng Thái, Quảng Lợi làm mới 20 lồng cá và 5 trộ chuôm, hỗ trợ kinh phí cho mỗi trộ chuôm là 8 triệu đồng, mỗi lồng cá 3,3 triệu đồng. Thay vì sử dụng các phương tiện đánh bắt theo lối hủy diệt như kích điện, rà điện hay các ngư cụ cải tiến như trước đây, dự án đã giúp người dân bắt đầu khai thác nguồn lợi thủy sản thông qua những lồng cá, các trộ chuôm, tạo nơi trú ngụ để các loại cá sinh trưởng phát triển, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân về đánh bắt nuôi trồng thủy sản, thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường phá Tam Giang.

Ông Nguyễn Bòn, một ngư dân trong vùng dự án ở xã Quảng Lợi cho biết: Quá trình triển khai thực hiện, hầu hết các lồng cá, trộ chuôm đều mang lại hiệu quả kinh tế cao so với đánh bắt tự nhiên. Nếu trước đây, do đánh bắt nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên phá Tam Giang nên thu nhập của người dân còn bấp bênh, thì nay, với diện tích mặt nước không thay đổi nhưng mỗi vụ người dân có thể thu hoạch được trên 5 triệu đồng; mỗi năm 2 vụ, người dân thu được trên 10 triệu đồng, gấp 3 lần so với đánh bắt tự nhiên trước đây. Ông Nguyễn Bòn, một ngư dân trong vùng dự án ở xã Quảng Lợi cho biết.

Ông Trần Giải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trưởng Ban quản lý dự án "Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang" chia sẻ: Hiện nay số lượng cá thả nuôi trong vùng dự án đã phát triển khá tốt. Các mô hình nuôi cá lồng như cá hanh, cá dìa, cá trặt và cá dầy… có thể ứng dụng cho các ngư dân vùng đầm phá tăng thu nhập và ít ảnh hưởng môi trường. Qua thu hoạch bước đầu ở một số trộ chuôm cho thấy hiệu quả gấp 3 lần so với đánh bắt tự nhiên. Đây được xác định là bước đi phù hợp trên lĩnh vực đánh bắt nuôi trồng gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm phá Tam Giang.

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích hơn 22.000 ha, tạo sinh kế cho 30% dân số tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thành công của mô hình này nếu được nhân rộng sẽ là hướng phát triển mới, bền vững và thân thiện với môi trường, mang lại hiệu quả cho ngư dân trong việc phát triển nghề đánh bắt thuỷ sản trên vùng đầm phá...

Quốc Việt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hiệu quả dự án "Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI