Cộng đồng
Dân vùng bão chặn đánh phóng viên đưa tin sai
(09:19:16 AM 16/10/2013)Một xe cảnh sát bị lật nghiêng ở thành phố Dư Diêu.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng có trụ sở ở Hồng Kông ngày 14/10 đưa tin, bạo lực nổ ra vào tối 11/10 sau khi người dân địa phương giận dữ cáo buộc nhóm phóng viên của một đài truyền hình nhà nước đưa tin không đúng sự thật về thiệt hại của cơn bão Fitow.
Những hình ảnh các nhân chứng chia sẻ trên mạng xã hội vào tối 13/10 cho thấy, người dân đã chặn xe của nhóm phóng viên Đài truyền hình Ninbo, lật đổ xe cảnh sát, và hình ảnh những người đàn ông la hét phản đối với bộ mặt dính máu.
Cư dân mạng cho biết, người dân địa phương đã tỏ ra thất vọng khi một phóng viên nói trước máy quay rằng, “Tình trạng ngập lụt tại Dư Diêu đã qua và người dân trở lại cuộc sống bình thường”.
Người dân cũng cáo buộc phóng viên đó buông những lời lẽ xúc phạm họ, sau khi họ đề nghị nhóm phóng viên kiểm tra các gia đình bị mắc kẹt do nước lụt không hề có điện, thực phẩm hay nước uống.
Sau khi người dân vây quanh xe và chặn không cho đi, nhóm phóng viên nói rằng họ buộc phải khóa xe lại và ở luôn trong xe để bảo toàn tính mạng. Theo các hình ảnh lan truyền trên mạng internet, cả xe của đài truyền hình và xe cảnh sát đều bị hư hại.
Hình ảnh vụ đụng độ được đưa lên mạng xã hội
Trong một tuyên bố chính thức, Đài truyền hình Ninbo đã phủ nhận những cáo buộc trên, đồng thời khẳng định nhóm phóng viên đã đưa tin đúng như những gì họ chứng kiến ở Dư Diêu, không hề bóp méo hay thổi phồng sự việc.
Hiện chưa rõ số lượng thương vong trong vụ đụng độ trên. Cảnh sát thành phố Dư Diêu cũng kêu gọi người dân bình tĩnh trong thời điểm thành phố gánh chịu hậu quả nặng nề của cơn bão.
Trước đó, sáng ngày 7/10 bão Fitow đã đổ bộ vào Trung Quốc khiến 5 người thiệt mạng, hàng triệu người khác bị ảnh hưởng.
Bão Fitow với sức gió lên tới 200km/h. Cơn bão Fitow ảnh hưởng tới hơn 3 triệu người ở các vùng miền nam Trung Quốc, từ Triết Giang tới Phúc Kiến, thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 2,28 tỉ NDT.
Trong vòng 17h từ 7- 8/10, tại Chiết Giang, địa điểm gần trung tâm thương mại Thượng Hải đã chứng kiến mưa lớn với mực nước lên tới 29cm.
Thị trấn Thương Nam tại Ôn Châu thiệt hại nặng nề nhất với 1.200 ngôi nhà bị sập, tổn hại về kinh tế hàng triệu NDT.
Tờ Beijing Times cho biết hơn 200 ha nuôi trồng thuỷ hải sản của gần 100 hộ gia đình khu vực thành phố ven biển Ninh Đức đã bị tàn phá.
Cơ quan khí tượng thủy văn Trung Quốc đã ra báo động đỏ, mức cao nhất. Các chuyến tàu tại Chiết Giang, Phúc Kiến và Giang Tây đều bị hoãn, thành phố Ôn Châu cũng phải huỷ 27 chuyến bay trong khi hàng nghìn tàu thuyền không thể ra khơi.
Giới chức Trung Quốc đã tiến hành sơ tán hơn 500.000 người, sẵn sàng kế hoạch ứng cứu những vùng gặp nạn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.