Thứ tư, 22/01/2025, 06:50:28 AM (GMT+7)

Cướp biển Somalia ”thất thu” trong năm vừa qua

(14:43:37 PM 10/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Số liệu thống kê của hai tổ chức nghiên cứu Oceans Beyond Piracy và One Earth Future công bố ngày 9/4 cho thấy trong năm 2012, hải tặc hoạt động tại vùng biển Somalia bị "thua lỗ" nặng.

Hải tặc Somalia. (Nguồn: AFP)

 

Điều này đồng nghĩa với việc thiệt hại của nền kinh tế thế giới trong năm qua do nạn cướp biển gây ra cũng giảm xuống đáng kể (12,5%, tương đương 5,7- 6,1 tỷ USD).

Theo số liệu của tập đoàn quân thuộc Lực lượng Hải quân Liên minh châu Âu, đơn vị tiến hành tuần tra vùng bờ biển Somalia, trong năm qua, cướp biển Somalia chỉ thực hiện được 36 vụ tấn công tàu (ít hơn nhiều so với 176 vụ trong năm trước đó) và cướp được 5 tàu, trong khi năm 2011, "chiến lợi phẩm" của chúng là 25 chiếc.

Tổng số tiền mà cướp biển Somalia thu được trong năm 2012 từ tiền chuộc tàu, hàng hóa và thủy thủ đoàn giảm tới 80%, xuống còn 31,75 triệu USD, giảm mạnh so với 159,62 triệu USD trong năm trước đó.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến nạn cướp biển giảm mạnh trước hết là do phần lớn các công ty có tàu chạy qua vùng biển nguy hiểm gần Somalia đều thuê đội bảo vệ vũ trang tư nhân. Bên cạnh đó, tình hình tại Somalia đã tương đối ổn định hơn, tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng nạn cướp biển có thể hoành hành mạnh trở lại nếu tình hình tại quốc gia châu Phi này trở nên xấu đi.

Tình trạng bất ổn trong nước và không có chính phủ trung ương kể từ khi Tổng thống Mohamed Siyad Barre bị phế truất năm 1991, cộng với vị trí địa lý ở vùng Sừng châu Phi đã tạo điều kiện cho hoạt động cướp biển ở Somalia phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước.

Đất nước vùng duyên hải này vẫn đang phải đối mặt với tình trạng bạo lực, nghèo đói cùng cực, thanh niên thất nghiệp và thường xuyên chịu hạn hán trầm trọng...Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, tình hình ở Somalia thời gian gần đây đã phần nào được cải thiện.

Theo TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Cướp biển Somalia ”thất thu” trong năm vừa qua

  • NTK (20:42:55 PM 19/04/2013)Cứop Biển

    Cứop biển mà bội thu là mệt à ^_^

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cướp biển Somalia ”thất thu” trong năm vừa qua

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI