Cộng đồng
Cộng đồng dậy sóng với bức ảnh lấy nước vệ sinh cho vào bình nước khoáng tại sân bay
(13:46:31 PM 23/07/2014)
Bức ảnh nhanh chóng gây nên làn sóng giận dữ trong cộng đồng mạng
Bức ảnh được chia sẻ đầu tiên từ facebook có tên Lien Phương cho thấy hình ảnh một nhân viên hàng không đang lấy nước từ vòi công cộng trong buồng vệ sinh nam cho vào các bình nước khoáng lớn. Các bình này được sắp gọn ghẽ trên một xe đẩy.
Nhìn trong bức ảnh có thể thấy đây là các bình khoáng Wami – một sản phẩm nước khoáng của Sasco (Công ty Dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất).
Bức ảnh lập tức được hàng nghìn người chia sẻ và nhanh chóng tràn ngập các diễn đàn với những lời bình luận bức xúc: Họ cho chúng ta uống thứ nước này ư? Phải đuổi cổ các doanh nghiệp làm ăn lừa dối như thế này? Ngành hàng không còn coi khách hàng là thượng đế không?
Sự tức giận càng lên cao khi một vài thành viên cho rằng mới đây Tân Sơn Nhất đã cho lắp các trụ nước miễn phí cho khách hàng, liệu có phải vì miễn phí mà họ cho chúng ta uống nước từ khu vệ sinh?
Ngay trong sáng nay, PV đã có mặt tại ga Tân Sơn Nhất để xác minh thông tin này. Tại sảnh chờ khu ga quốc nội và quốc tế, phóng viên không tìm thấy các trụ nước miễn phí giống bình nước khoáng Wami như trong ảnh. Tại các khu vực này, khách muốn dùng nước khoáng phải mua. Theo quan sát của phóng viên, bình nước Wami cỡ to chỉ có trong các nhà hàng của Sasco và không bán trực tiếp cho khách.
Trao đổi với bà Trần Thụy Minh, Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Nam được biết, tại khu quốc nội, các trụ nước đang được thi công chưa đưa vào sử dụng.
Bà Minh cho biết qua bức ảnh có thể biết đây là trang phục của nhân viên Nhà hàng Hoa Mai, một đơn vị của Sasco đang kinh doanh tại sân bay. Chúng tôi sẽ cho xác minh ngay thông tin trong bức ảnh này.
Cũng ngay trong sáng nay, ông Cao Hữu Minh Nhựt, Giám đốc Trung tâm thương mại dịch vụ của Sasco, đơn vị kinh doanh thương mại tại cảng khẳng định bức ảnh chụp nhân viên của Nhà hàng Hoa Mai, thuộc Sasco. Nhân viên này đang lấy nước vào các bình khoáng lớn để mang ra nhà hàng làm vệ sinh.
Trả lời câu hỏi, vì sao lại dùng bình nước khoáng đựng nước vệ sinh, ông Nhựt nói, nếu cho nước vào các xô, khi đẩy đi trong nhà ga, nước sóng sánh ra ngoài làm bẩn sàn thì sẽ bị phạt. Trong khi đó, nhà ga hành khách nội địa đang cải tạo, khu bán hàng không có đường ống nước, buộc nhân viên phải đưa nước từ khu vệ sinh về quầy bằng xe đẩy.
Ông Nhựt khẳng định không có chuyện lấy nước từ khu vệ sinh để dùng cho khách hàng. Dù sao chúng tôi cũng xin lỗi khách hàng vì bức ảnh đã gây hiểu lầm cho khách. Chúng tôi sẽ cho thay ngay các bình đựng nước dùng cho việc vệ sinh vật dụng, lau bàn ghế - ông Nhựt xin lỗi và hứa sẽ không dùng nước vệ sinh để trong bình nước khoáng đã qua sử dụng gây hiểu lầm.
Cuối giờ sáng nay, bà Minh cũng đã xác nhận lại với phóng viên, thông tin bước đầu, Nhà hàng Hoa Mai báo cáo nhân viên lấy nước từ vòi trong nhà về sinh, đựng trong bình khoáng để mang về rửa ly chén. Nhà hàng khẳng định không có chuyện lấy nước này đặt phục vụ khách ở các trụ nước miễn phí phục vụ khách. Qua kiểm tra thực tế, nhà hàng Hoa Mai chỉ bán nước khoáng đóng chai chứ không sử dụng nước uống từ bình đó. Chúng tôi đã và sẽ tăng cường giám sát việc sử dụng thực phẩm và nguồn nước tại nhà ga, bà Minh nói. Hiện Tân Sơn Nhất mới triển khai trụ nước miễn phí tại khu cách ly quốc tế, chúng tôi sẽ mở rộng ở các khu khác trong thời gian tới, bà Minh cho biết thêm.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Cộng đồng dậy sóng với bức ảnh lấy nước vệ sinh cho vào bình nước khoáng tại sân bay
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.