Cộng đồng
Bất chấp nguy cơ, khách du lịch vẫn đổ tới Triều Tiên
(09:42:07 AM 11/04/2013)Với một số du khách nước ngoài, giọng điệu hiếu chiến của hai bên thậm chí còn khiến họ có thêm động lực tới vùng biên giới được vũ trang tận răng này, một điểm thu hút khách du lịch lớn kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Du khách tham quan một đầu máy xe lửa bị tàn phá từ thời chiến tranh Triều Tiên ở Paju.
“Tình hình được toàn thế giới chú ý, và thật háo hức được chứng kiến tận mắt một phần những gì diễn ra”, Shan Shan Loh, một du khách từ Malaysia nói. Luis Andrade, một kỹ sư từ Venezuela, cũng háo hức không kém: “Đây là tình trạng chiến tranh lạnh gần nhất mà tôi được chứng kiến. Tôi từng ở Berlin, nhưng là rất lâu sau khi bức tường sập. Ở đây giống như một bức tường Berlin còn sống”.
Khi các du khách nước ngoài tới thăm Bàn Môn Điếm ở biên giới Hàn Quốc-Triều Tiên, họ phải tuân thủ nhiều quy định, trong đó có một tấm biển ghi: “Không đùa giỡn”. Khi bộ máy tuyên truyền của Triều Tiên làm việc rất quyết liệt vài tuần lễ qua, việc đùa giỡn một chút ở khu giới tuyến, với rủi ro khiến các lính gác từ miền bắc nổi cáu, là điều khó cưỡng lại.
Mười ngày trước, Triều Tiên tuyên bố đã ở trong “tình trạng chiến tranh” với miền nam, và hôm thứ Ba cảnh báo một cuộc “chiến tranh nhiệt hạch” cũng như khuyến cáo các du khách nước ngoài rời đi.
Nhưng các chuyên gia nói Triều Tiên vẫn còn xa mới có thể sở hữu một vũ khí hạt nhân và cả người dân lẫn người nước ngoài ở Hàn Quốc chỉ nhún vai về những đe dọa. “Triều Tiên chỉ cố dọa mọi người và khiến họ lo lắng”, một nhân viên du lịch nói. Người này khẳng định lượng du khách không thay đổi nhiều so với các mùa này trong năm.
“Ngoài nhóm 43 người ban đầu, chúng tôi có hai người hủy chuyến hôm nay, nhưng điều đó rất hiếm. Chúng tôi không làm những gì Kim Jong-Un nói. Chúng tôi bình tĩnh. Nếu có đe dọa thực sự nào với các chuyến đi tour, Liên Hợp Quốc sẽ là đơn vị hủy. Chúng tôi theo hướng dẫn của họ”.
Một hàng dài du khách đứng trước điểm nhấn của tour du lịch, một đường hầm bí mật do miền Bắc đào bị phát hiện năm 1978. Đường hầm là sự nhắc nhở lại một thời kỳ mà căng thẳng Nam-Bắc là hành động hơn là lời nói, và là một công trình ấn tượng, được đào sâu khoảng 75 mét. Có thể được dùng để tổ chức một cuộc tấn công bất ngờ vào Seoul, với tốc độ chuyển quân qua đường hầm là 30.000 lính trang bị nhẹ mỗi giờ.
Điểm quan trọng khác trong tour là Bàn Môn Điếm, ngôi làng biên giới không có người ở là địa điểm ký thỏa ước ngừng bắn chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, nơi binh sĩ hai miền Nam-Bắc giáp mặt nhau hàng ngày.
Một tháng trước, Bình Nhưỡng đã tuyên bố đơn phương hủy hiệp ước ngừng bắn, nhưng lính biên phòng hai phía vẫn chưa trao đổi gì khác ngoài những cái nhìn lạnh lùng. Trước khi ghé Bàn Môn Điếm, du khách phải ký một “cam kết” trong đó họ hứa không được đùa cợt, chỉ chỏ và ra dấu hiệu.
“Nếu có bất cứ sự cố nào xảy ra, xin hãy bình tĩnh”, bản cam kết nói, kém theo yêu cầu du khách không đòi bồi thường bất cứ “thiệt hại với thân thể nào” vì chuyến thăm. Hầu hết các du khách ký luôn cam kết mà không thèm đọc.
Hướng dẫn viên ở Bàn Môn Điếm chủ yếu do các chuyên gia an ninh trong phái bộ của Liên Hợp Quốc thực hiện. “Với chúng tôi ít ra là không sao. Nếu Triều Tiên làm gì đó với Liên Hợp Quốc thì giống như là họ tuyên chiến với cả thế giới vậy. Lực lượng Hàn Quốc ở đây có lẽ thấy căng thẳng hơn chúng tôi”, một nhân viên trong phái bộ nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.