Cộng đồng
Báo nước ngoài viết về nạn trộm chó ở Việt Nam
(07:39:47 AM 26/08/2014)
Một nhóm thanh niên Hà Nội khoe chó cảnh trong sự kiện tháng 10/2013. Ảnh: AFP
Khi những tia nắng cuối ngày xuyên qua kẽ lá, một đàn chó con thuộc giống chó Husky và Labrador cùng chơi đùa trên bãi cỏ trong một công viên ở Hà Nội. Dù khác loài nhưng chúng đều là giống đắt tiền, thu hút cả những chủ nuôi giàu có và các băng cẩu tặc, The Diplomat đưa tin.
Cô Hisui Kobayashi, một người nước ngoài sống tại Hà Nội và từng mất vật nuôi, cho biết: “Nhu cầu sở hữu các giống chó hiếm tăng cao. Khi tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển thì họ xem những chú chó đắt tiền như một biểu hiện cao cấp”. Cô Kobayashi nuôi chú chó Husky có nguồn gốc từ Siberia từ khi phần lớn người Hà Nội chưa có sở thích nuôi chó hiếm.
Tuy nhiên, sự hoành hành của các nhóm trộm chó ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng. Chủ nuôi không chỉ lo âu về sự an toàn cho thú cưng mà còn e ngại trước sự liều lĩnh và chiến thuật đe dọa của kẻ trộm. Sau khi bắt những chú chó thuộc loại hiếm, chúng thường đòi mức tiền chuộc khoảng 700 USD.
“Phần lớn những vụ trộm chó trước đây đều để bán cho các quán thịt chó. Nhưng khi ngày càng nhiều người nuôi chó giống hiếm thì trộm quay sang tống tiền chủ nuôi”, Marilyn Drinkwater, Phó giám đốc một phòng khám thú y tại Hà Nội, cho biết.
Nỗi lo lắng cùng tin tức về những vụ trộm lan truyền trong cộng đồng người nuôi chó toàn Việt Nam. Hầu như ai cũng có câu chuyện riêng, hoặc đã nghe chuyện về những vụ trộm táo tợn. “Bạn phải luôn cảnh giác. Những kẻ trộm đi xe tay ga và hành động ngay giữa phố. Tôi biết một người gãy ngón tay khi kẻ trộm giật chó từ tay ông ấy”, một người dân kể.
Chó bị làm lông và thiêu trụi tại một quán thịt chó ở Hà Nội. Ảnh: AFP
Một chủ nuôi khác cho biết: “Anh đã nghe chuyện 3 thanh niên mất mạng khi cố giải cứu những con chó bị trộm chưa”? Sự việc người này đề cập xảy ra vào tháng 6, khi một nhóm cẩu tặc tấn công 3 thanh niên ở TP.HCM khiến họ tử vong.
“Ba thanh niên mất mạng chỉ vì muốn cứu thoát những chú chó đáng giá vài trăm ngàn nếu bị bán cho các cơ sở giết mổ hoặc quán thịt chó. Tuy nhiên, bản chất sự việc là những kẻ trộm tước đoạt tài sản không thuộc về quyền sở hữu của chúng, dù là điện thoại di động hay là vật nuôi. Chúng là trộm, cơ quan chức năng cần phải truy trách nhiệm những kẻ này”, Drinkwater nói.
Cô Kobayashi cũng không biết giải pháp nào để ngăn chặn nạn trộm chó. “Tôi khuyên các gia đình phải canh chừng vật nuôi thật chặt chẽ”. Drinkwater cảnh báo thêm rằng “những tên trộm hành động rất nhanh, bạn chỉ sơ sẩy vài giây là chú chó của bạn đã bị bắt”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.