Chính sách - Dự án
Hội thảo về quy hoạch không gian biển
(08:33:13 AM 31/05/2013) Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình Rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tại Việt Nam điều phối với sự hỗ trợ tài chính của Cơ quan Hợp tác phát triển Na Uy (Norad), cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (Sida) và Quỹ phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA). Đây là diễn đàn đầu tiên thảo luận về việc áp dụng quy hoạch không gian biển tại Việt Nam; là một bước quan trọng để tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề hiện đang đe dọa không chỉ đến sức khỏe môi trường mà còn đến tương lai của biển và vùng bờ biển của Việt Nam.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng khẳng định: Phát triển kinh tế ngày càng gia tăng, đang gây áp lực lên môi trường và tài nguyên biển. Điều đó cũng là mối quan tâm của các bên liên quan, do vậy để có quy hoạch sử dụng biển và vùng bờ biển một cách bền vững, Quy hoạch không gian biển chính là công cụ quản lý hiệu quả theo không gian và đã được thế giới áp dụng. Hải Phòng là địa phương đi đầu trong nhận thức và hành động về quy hoạch không gian biển và từng bước lồng ghép phương thức quản lý này trong các kế hoạch hành động và trong điều hành quản lý. Áp dụng quản lý tổng hợp vùng bờ biển và quy hoạch không gian biển được thành phố xác định là nhóm các giải pháp ưu tiên cao.
Ảnh minh họa
Theo Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường), giảng viên Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội: Để thực hiện thành công Quy hoạch không gian biển, Việt Nam cần tập trung nhiều nỗ lực và thời gian vào việc xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật cũng như phải xác định vị trí pháp lý và khía cạnh thể chế của loại quy hoạch mới này trong hệ thống chính sách và luật pháp quốc gia. Đây là những vấn đề cần quan tâm để thực hiện cam kết lâu dài về phát triển bền vững biển. Bước đầu đưa quy hoạch không gian biển vào thử nghiệm tại một số điểm lựa chọn trước khi mở rộng quy mô sang các khu vực khác ở cấp quốc gia và địa phương...
Việt Nam là quốc gia biển, diện tích biển gần gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền, có mật độ đa dạng sinh học biển cao với đường bờ biển dài hơn 3.200km, có 44 vịnh, 114 cửa sông lớn nhỏ. Việt Nam có tiềm năng phát triển kinh tế biển mạnh và là quốc gia có nền công nghiệp dựa chủ yếu vào tài nguyên biển, do đó việc duy trì chức năng và giá trị dịch vụ của các hệ sinh thái biển và ven biển là điều cốt lõi đối với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đang mở rộng phát triển kinh tế đa ngành nhưng hầu hết vẫn tập trung vào các vùng bờ biển. Mở rộng công nghiệp theo quy mô lớn, không bền vững sẽ không chỉ đe dọa môi trường sống mà còn hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên mà nền kinh tế chúng ta đang phụ thuộc vào. Ngày nay, kinh tế biển chiếm khoảng 48% tổng sản phẩm quốc nội, dự kiến đạt mốc 53% vào năm 2020. Tuy nhiên, vùng duyên hải Việt Nam là những khu vực dễ bị tác động trong điều kiện môi trường chưa được đảm bảo và đầu tư chưa hợp lý, trong đó các ngành công nghiệp và cộng đồng sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhất.
Quy hoạch không gian biển đã được áp dụng ở những khu vực có tồn tại các mâu thuẫn, xung đột giữa các đối tượng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Từ khu bảo tồn biển dải san hô ở Ôtxtrâylia cho đến các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ..., quy hoạch không gian biển đã chứng minh được những lợi ích mà nó đem lại. Một trong những lý do thành công của Quy hoạch không gian biển trên toàn cầu là ưu tiên giải quyết các nhu cầu của các bên liên quan tại địa phương. Quá trình này gắn kết tất cả các bên lại với nhau từ các ngành công nghiệp, dịch vụ, Chính phủ đến cộng đồng địa phương và xã hội dân sự trong một số nỗ lực cùng xây dựng các chiến lược sử dụng tài nguyên, nhằm đem lại lợi ích cho tất cả các bên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thừa Thiên - Huế thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020
- Quảng Ninh thực hiện thí điểm dự án “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long – Cát Bà”
- Xây dựng văn bản pháp luật thực hiện các quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2014
- Triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
- Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng giao khoán gần 8 nghìn ha rừng đặc dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số
- Cà Mau phấn đấu đến năm 2020, trồng hơn 16.650 ha rừng tập trung
- Nâng cao kiến thức pháp luật cho nông dân
- Hiệu quả từ dự án "Nhà chống bão vì một thành phố Đà Nẵng có khả năng chống chịu"
- Quản lý tốt tài nguyên, tiền đề cho kiết thiết đô thị Hà Nội văn minh, giàu đẹp
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.