Chính sách - Dự án
Quản lý tốt tài nguyên, tiền đề cho kiết thiết đô thị Hà Nội văn minh, giàu đẹp
(14:43:42 PM 10/10/2014)Ảnh: TL
* Chuyển biến rõ rệt
Hơn 10 năm với nhiều thay đổi, đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã kiện toàn được bộ máy tổ chức, phù hợp với thực tế công việc theo hướng chuyên sâu, trên từng lĩnh vực. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bước được bổ sung về số lượng, nâng cao chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Trong đó, sự lớn mạnh của ngành còn có sự đóng góp của của đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp huyện, cấp xã ở mỗi địa phương.
Theo đánh giá của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh: Sở đã tham mưu cho thành phố ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và khoáng sản. Đặc biệt là sau khi địa giới hành chính được mở rộng, nhiều quy định đã được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, thống nhất thực hiện trên toàn địa bàn. Sở đã chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đến công tác giao đất, cho thuê đất. Các hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất được thẩm định đúng theo quy định của pháp luật.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết: Từ ngày 1/7/2004 đến nay, Sở đã trình thành phố ban hành gần 4.700 quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích hơn 18.400 ha. Nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Thủ đô được hình thành và phát triển. Trung bình hàng năm, nguồn thu ngân sách từ đất thông qua phí, lệ phí, thuế sử dụng đất khoảng 10.000 tỷ đồng và thu từ đấu giá quyền sử dụng đất từ 2.000 - 3.000 tỷ đồng, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Cùng với đó, công tác lập, quản lý hồ sơ địa chính đã từng bước đi vào nề nếp. Tính đến 1/7/2014, toàn thành phố đã cấp được 1.248.715 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 85,6% tổng số thửa đất và đạt 99,6% đối với các trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện đã kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận lần đầu. Hiện, Sở đã lập xong dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai đến năm 2015 trình thành phố phê duyệt. Bên cạnh đó, Sở đã triển khai nhiều quy hoạch, chương trình, đề án, dự án liên quan đến tài nguyên nước, khoáng sản, bảo vệ môi trường, xử lý các vấn đề nước thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, kênh mương, ao, hồ, khu dân cư, đánh giá tác động môi trường...
Đáng chú ý, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường được thực hiện có hiệu quả. Với những biện pháp xử lý kiên quyết đã từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, doanh nghiệp và đủ mức răn đe đối với các hành vi vi phạm.
Kể từ sau khi hợp nhất, Sở đã tham mưu cho thành phố xử lý trên 900 tổ chức được giao đất, cho thuê đất nhưng có dấu hiệu vi phạm, trong đó đã thu hồi trên 833 ha đất của 33 tổ chức và đã đưa đất vào sử dụng có hiệu quả. Hàng năm, Sở phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thanh tra, kiểm tra và xử lý nhiều vi phạm trong hoạt động khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước, khai thác khoáng sản, khai thác đất làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói... Trung bình mỗi năm, các đơn vị chức năng tiến hành thanh - kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại 200 - 300 cơ sở, tập trung chủ yếu ở các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, trong đó lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy được đặc biệt quan tâm. Tỷ lệ các cơ sở vi phạm còn cao, tuy nhiên có xu hướng giảm dần do thành phố triển khai nhiều biện pháp hữu ích từ công tác tuyên truyền, phổ biến đến việc áp dụng các chế tài mạnh để xử lý vi phạm. Lực lượng cảnh sát môi trường đã xử lý hình sự và khởi tố hàng chục vụ vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
* Đột phá trong cải cách hành chính
Xác định công tác cải cách các thủ tục hành chính có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của ngành, Sở đã chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân đến giao dịch. Sở đã thực hiện triệt để việc luân chuyển hồ sơ ở tất cả các khâu, các bước; đồng thời phối hợp với các ngành thực hiện hiệu quả liên thông giải quyết các thủ tục hành chính về thẩm định đầu tư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chấp thuận dự án, cấp phép quy hoạch, bảo đảm chất lượng và giảm thời gian.
Đặc biệt, năm 2013, Sở đã tổ chức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức. Vì vậy, thay vì phải làm nhiều bộ hồ sơ như trước đây, các đơn vị, tổ chức chỉ phải điền các thông tin qua mạng, hồ sơ kê khai sẽ được luân chuyển đến các bộ phận xử lý và thông báo ngày trả kết quả ngay trên mạng. Công tác cấp giấy chứng nhận cho nhà ở dự án cũng được áp dụng theo hướng dẫn tạm thời của liên ngành để giải quyết nhu cầu chính đáng của cư dân đô thị, giảm thời gian giải quyết các thủ tục từ gần 2 tháng xuống còn 10 ngày. Điểm mới của quy trình này là Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội – Sở Tài nguyên và Môi trường là đầu mối trực tiếp tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận, không phải thêm khâu chuyển xuống các quận, huyện. Tất cả các thủ tục liên quan đều chuyển qua hệ thống thư điện tử. Đây là minh chứng rõ nhất thể hiện sự quyết tâm của Sở trong lĩnh vực cải cách hành chính.
Để thực hiện tốt công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Trọng Đông cho biết, thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm của Sở là tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ theo hướng minh bạch, thông thoáng, phù hợp với quy định của Luật Thủ đô, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định mới ban hành. Theo đó, ngành tích cực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường cho các tổ chức và công dân… Bên cạnh đó, Sở thực hiện cơ chế cung cấp thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến các tổ chức, người dân kịp thời; đặc biệt nghiêm túc trong quản lý quy hoạch sử dụng đất, chỉ thực hiện giao đất, cho thuê đất đối với các doanh nghiệp có đủ khả năng thực hiện và đủ năng lực tài chính.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Quản lý tốt tài nguyên, tiền đề cho kiết thiết đô thị Hà Nội văn minh, giàu đẹp
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thừa Thiên - Huế thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020
- Quảng Ninh thực hiện thí điểm dự án “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long – Cát Bà”
- Xây dựng văn bản pháp luật thực hiện các quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2014
- Triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
- Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng giao khoán gần 8 nghìn ha rừng đặc dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số
- Cà Mau phấn đấu đến năm 2020, trồng hơn 16.650 ha rừng tập trung
- Nâng cao kiến thức pháp luật cho nông dân
- Hiệu quả từ dự án "Nhà chống bão vì một thành phố Đà Nẵng có khả năng chống chịu"
- Hoàn thiện cơ bản việc đánh giá môi trường chiến lược, tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.