Rừng châu Âu trước nguy cơ bão hòa hấp thụ CO2
(16:16:02 PM 19/08/2013)(Tin Môi Trường) - Theo kết quả một nghiên cứu vừa đăng trên tạp chí Biến đổi Khí hậu Tự nhiên (Nature Climate Change) của Anh, khả năng hấp thụ khí cácbon điôxít (CO2) của những khu rừng già châu Âu đang tiến tới mức bão hòa, đe dọa một trong những hàng rào bảo vệ chính của "lục địa già" chống lại hiện tượng nóng lên của Trái Đất.
>> Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero >> Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất >> Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu >> Sân bay Long Thành nguy cơ lùi thời gian hoàn thành tới cuối 2026 >> Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
Nghiên cứu cho biết các khu rừng từ Tây Ban Nha tới Thụy Điển đang ngày càng già cỗi, cùng với đó cây cối giảm hấp thụ các khí thải vốn là nguyên nhân khiến nhiệt độ Trái Đất tăng cao, làm dâng mực nước biển và gia tăng các trận lụt lội và hạn hán.
Các đám cháy rừng, các trận bão và sâu bọ cũng đe dọa sự phát triển của các cánh rừng. Tại nhiều khu vực ở châu Âu, nạn chặt phá rừng đang diễn ra phổ biến.
Tất cả những yếu tố trên đồng nghĩa với việc các khu rừng châu Âu sẽ không thể tiếp tục hấp thụ nhiều khí phát thải cácbon từ các công xưởng, nhà máy điện và phương tiện đi lại. Theo ước tính, các khu rừng hiện chỉ hấp thụ khoảng 10% khí thải của khu vực châu Âu.
Tiến sĩ Gert-Jan Nabuurs, thuộc Đại học và Nghiên cứu Wageningen của Hà Lan, trưởng nhóm nghiên cứu quốc tế gồm các nhà khoa học Phần Lan, Thụy Sĩ và Italy, dự báo thời điểm bão hòa hấp thụ khí CO2 của các khu rừng ở châu Âu có thể xảy ra năm 2030 trừ khi các chính phủ hành động khẩn cấp để cứu các cánh rừng già.
Châu Âu là khu vực có nhiều cây xanh nhất từ nhiều thế kỷ qua với những khu rừng bao phủ diện tích rộng nhất kể từ thời Trung cổ nhờ công cuộc trồng trọt tái thiết lục địa sau sự tàn phá của Chiến tranh Thế giới thứ II.
Tuy nhiên, những số liệu từ năm 2005 cho thấy sự phát triển của những khu rừng này diễn ra chậm lại, cây cối đang già đi. Cây cối hấp thụ khí từ không khí và giữ cácbon trong thân cây, rễ cây, cành cây. Chúng giảm độ hấp thụ khi già đi và hoàn thải khí cácbon ra môi trường khi chết và thối rữa.
Các chuyên gia biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc cho rằng khí thải CO2 do loài người tạo ra là nguyên nhân chính làm tăng nhiệt độ Trái Đất từ năm 1950.
Ông Nabuurs cho rằng cần có sự quản lí tốt hơn mới có thể giải quyết được tình trạng rừng già châu Âu. Ông cũng kiến nghị việc khai thác có tuyển chọn hay trồng thêm cánh rừng mới để mở rộng diện tích rừng ở lục địa già.
Liên minh châu Âu đặt mục tiêu tới năm 2020, sẽ giảm 20% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức năm 1990. Kế hoạch này nằm trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế làm chậm quá trình nóng lên của Trái Đất.
Theo một báo cáo quốc tế công bố năm 2011, tổng khối lượng gỗ gia tăng hàng năm trong các khu rừng ở châu Âu đã giảm còn 609 triệu mét khối vào năm 2010 so với mức 620 triệu mét khối của năm 2005.
(TTXVN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
- Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
- Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
- Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
- Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
- Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
- Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
- Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
- Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).